Kết quả chiến sự 1979

Một phần của tài liệu CUỘC CHIẾN BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979 1989 (Trang 25)

2.6.1 Thương vong và thiệt hại

2.6.1.1. Về phía Việt Nam

Theo VNExpress ngày 17/2/2015, các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, hàng chục nghìn người thiệt mạng trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ; 400.000 gia súc bị giết và bị cướp; hàng chục nghìn ha hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3.5 triệu dân các tỉnh biên giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản. Hầu hết các thị xã, thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống.

Tại thị xã Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu. Tại thị xã Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit.

Những hoạt động này một phần nằm trong các phá hoại có kế hoạch và tổ chức với mục đích đánh vào nền kinh tế Việt Nam, một phần do binh lính Trung Quốc sang Việt Nam bị sốc vì sự khốc liệt, sức kháng cự của quân đội Việt Nam cũng như sự bất hợp tác, xa lánh, chống đối của dân bản xứ. Giáo sư sử học Edward C. O’dowd tổng kết “người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,…”.

Riêng tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), ngày 12/7/1984, trận mở màn chiến dịch giành lại cao điểm 772 đã khiến hàng nghìn bộ đội ta hy sinh, trong đó Sư đoàn 356 thiệt hại nặng nề nhất, trong 1 trận mất khoảng 600 người. Chỉ để giữ được Vị Xuyên, theo thống kê của Ban liên lạc cựu chiến binh, trong 10 năm (1979-1989), khoảng 4.000 bộ đội hy sinh, hàng nghìn người bị thương, hơn 2.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt.

Chiến tranh biên giới phía Bắc kéo dài suốt 10 năm. Nhiều đợt nhập ngũ diễn ra. Hàng nghìn thanh niên Việt Nam tuổi 18 - 20 mãi mãi nằm lại biên cương Tổ Quốc. Đến nay, chưa có tài liệu chính thức công bố tổng số thương vong của hai phía trong cuộc chiến. Nhìn vào đây có thể thấy mức độ tàn nhẫn của Trung Quốc với những người dân vô tội. “Dạy cho Việt Nam một bài học” theo Trung Quốc là làm hại hàng nghìn người dân của một quốc gia khác!

2.6.1.2 Về phía Trung Quốc

Tạp chí Quân đội Nhân dân và Tạp chí Cộng sản của Việt Nam số tháng 4 năm 1979 cho biết Việt Nam đã tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 280 xe tăng và xe bọc thép, 279 xe vận tải, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự, bắt nhiều tù binh”. Con số ước lượng của Việt Nam về tổng thiệt hại và thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người trên tổng số 600.000 quân tham chiến (chiếm 1.04%). Đã có cả một đại đội sơn cước Trung Quốc gồm cả phó chỉnh ủy trung đoàn đi cùng ra đầu hàng.

Theo nhà sử học Gilles Férier (2007) thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy. Russell D. Howard thì cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000. Tạp chí Time của Mỹ lại đưa ra con số: ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi số bộ đội Việt Nam chết chưa tới 10.000 người.

2.6.2 Về mục tiêu của Trung Quốc

Trung Quốc đã không đạt được các mục tiêu quan trọng nhất, điều mà Trung Quốc rêu giao khi phát động cuộc chiến. Đó là:

Thứ nhất, bắt Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, thì tuy Việt Nam có rút bớt quân khỏi Campuchia, nhưng điều đó không tạo ra so sánh lực lượng ở chiến trường Campuchia có lợi cho Khơ me đỏ.

Thứ hai, “Dạy cho Việt Nam một bài học” rằng không phải không có nước nào đánh thắng được Việt Nam, nhưng thực tế cho thấy Trung Quốc đã nhận lại một bài học lớn hơn râ nhiều.

Theo Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979 nhận định một cách chắc nịch: “Chiến dịch 1979, ít nhất đối

với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Campuchia. Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời Campuchia mãi cho đến năm 1989”.

Trung Quốc đã đạt được mục tiêu thử phản ứng của Liên Xô, và biết rằng Liên Xô sẽ không đổ tiền, đổ của vào để cứu Việt Nam bằng mọi giá cũng chính là hạ thấp uy tín của Liên Xô. Người ta ví Liên Xô là người bị vướng vào quá nhiều các hiệp định và lời hứa.

Mặt khác, qua đây họ kiểm tra lại khả năng quốc phòng, binh lính, hợp đồng tác chiến và vũ khí của mình. Nhận thức được quốc phòng, vũ khí của Trung Quốc quá lạc hậu, chiến thuật, chiến lược quá kém. Như vậy, Đặng Tiểu Bình cũng thành công trong việc loại bỏ các tiếng nói bất đồng với mình trong nội bộ Đảng Trung Quốc.

Theo nguồn tin không chính thức, ngoài chiếm 30 điểm trên lãnh thổ Việt Nam, Trung Quốc còn cho dời 6 cột mốc biên giới ở Lạng Sơn; 10 ở Hoàng Liên Sơn; 10 ở Hà Tuyên v.v. Lỗ Minh, Ðại biện Trung Quốc ở Hà Nội lúc bấy giờ tuyên bố quân Trung Quốc chỉ chiếm lại lãnh thổ Trung Hoa v.v

2.6.3 Về mục tiêu của Việt Nam

Về phía Việt Nam, mục tiêu cao nhất là bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, tính độc lập trong đường lối đối ngoại. Mục tiêu này thể hiện rõ trong Tuyên bố đáp lại của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 18/2/1979:

“Trung Quốc đã mở ra một cuộc chiến tranh xâm lược trên suốt chiều dài biên giới

của nước ta. Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, những kẻ cầm quyền Trung Quốc đã … mở ra một cuộc chiến xâm lược vào lãnh thổ nước ta dọc theo biên giới từ Phong Thổ, Lai Châu đến thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Chúng dùng pháo binh tầm xa bắn bừa bãi vào các thành phố, thị trấn, các khu dân cư và làng xã đông đúc nhằm mở đường cho các đơn vị xe bọc sắt và bộ binh để mở những cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ nước ta. …Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã bắt đầu. Các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc các vùng biên giới đang gìn giữ truyền thống anh hùng quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng, kiên quyết đánh trả bọn xâm lược Trung Quốc từ ngay trận đánh đầu tiên trên tuyến đầu của tổ quốc”.

Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhân dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Đến năm 1989, quân Trung Quốc đã rút hết ra khỏi lãnh thổ đất nước ta.

đất nước. Việt Nam đã thành công trong cứu mình, cứu dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt chủng của Khmer Đỏ.

Đồng thời, chúng ta cũng đánh bại về mặt chiến thuật lực lượng của Trung Quốc mà vẫn bảo toàn được các lực lượng chính quy, không phải rút quân từ Campuchia hay phải tổng động viên sâu rộng, gây tốn kém.

Tuy nhiên, cũng bởi phải gánh trên mình hai cuộc chiến kéo dài mà các mục tiêu kinh tế 5 năm trong giai đoạn này bị ảnh hưởng, làm cho nền kinh tế vốn đã bộc lộ yếu kém càng thêm trì trệ.

Sau cuộc chiến này, Việt Nam đã rút ra được bài học lớn nhất là luôn cảnh giác trong bất kỳ trường hợp nào. Bài học này còn có thể cảnh tỉnh đối với các nước trên thế giới, chỉ có con đường hợp tác hòa bình, vì lợi ích chính đáng của các bên, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau mới là con đường bền vững, lâu dài, phù hợp với mong muốn của nhân loại tiến bộ.

2.6.4 Tình hình sau chiến tranh

Sau cuộc chiến, Việt Nam chịu tổn hại nặng nề về kinh tế, chịu hậu quả bởi chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và Trung Quốc. Hai nước Việt Nam và Trung Quốc có hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới, trong đó Việt Nam bị ảnh hưởng nặng hơn do buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả mất cân đối, mất cân bằng, tác động xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng tiêu cực.

Sau chiến sự tháng 2 và tháng 3/1979, Việt Nam và Trung Quốc đã nối lại đàm phán về vấn đề biên giới. Nhìn chung, phía Trung Quốc tỏ thaais độ thiếu thiện chí hợp tác. Đầu năm 1980, Trung Quốc đơn phương ngừng đàm phán. Việt Nam liên tiếp gửi công hàm yêu cầu họp tiếp nhưng Trung Quốc làm ngơ. Trong những năm 1979 - 1982, Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các cuộc đàm phán đã bị Trung Quốc đơn phương bỏ dở, phía Trung Quốc vẫn một mực khước từ.

2.7 Nhận xét

2.7.1 Tính chất cuộc chiến

Xét về tổng thể, cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979-1989) là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bởi lẽ các mục tiêu chiến tranh đều vì phục vụ lợi ích, là giải quyết các mẫu thuẫn và lợi ích của các nước lớn mà cụ thể ở đây là Trung Quốc với Liên Xô và Trung Quốc với Mỹ, thậm chí là giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng cá nhân trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cái cớ vì an ninh, hòa bình khu vực, vì cứu Campuchia dân chủ hoàn toàn là những ngụy lỹ lẽ vì năm 1978 (trước khi chiến tranh với Pol Pot nổ ra) Trung Quốc đã ráo giết chuẩn bị cho chiến tranh rồi.

Cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược là chính nghĩa, hợp pháp, hợp với lẽ thường: Phía Việt Nam kiên quyết bảo vệ hòa bình, độc lập tự do, toàn vẹn lãnh thổ đã được ghi và bố cáo trong Tuyên ngôn Độc lập, chống lại sự áp đặt, sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Một quốc gia bị lăm le bờ cõi, bị xâm lược trực diện lãnh thổ thì chống lại là điều đương nhiên, bất kì quốc gia nào cũng sẽ làm như vậy. Thực tế cũng chỉ ra rằng, cuộc chiến chống Trung Quốc của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều nước, đặc biệt là ở tại Campuchia khi đó, nhân dân Campuchia đã chào đón “kẻ xâm lược” (theo các gọi của Trung Quốc, Mỹ v.v.) như những anh hùng giải phóng dân tộc họ.

2.7.2 Quy mô cuộc chiến

Đây là cuộc chiến tranh biên giới có quy mô lớn.

Đầu tiên, cuộc chiến diễn ra trên địa bàn rộng lớn: Khắp 6 tỉnh biên giới Việt-Trung

gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Thứ hai, cuộc chiến diễn ra trong thời gian dài: cuộc chiến chống quân xâm lược Trung

Quốc của Việt Nam chính thức là 10 năm dài từ tháng 2/1979 đến năm 1989. Không kể những năm trước và sau cuộc chiến Trung Quốc luôn gây hấn, tập kích quân đội ta.

Thứ ba, cuộc chiến với số lượng các trận chiến, tập kích nhiều: Từ tháng 2/1979 đến

cuối tháng 3/1987 đã có thể dễ dàng kể ra trên 7 lần xâm lược cũng như tập kích của Trung Quốc vào Việt Nam như trận vào ngày 17/2/1979, 7/3/1979, 3/1980, 28/2/1985, 12/7/1985, 10/1/1986, 31/3/1987.

Đặc biệt, cuộc chiến gây thiệt hại đau thương về người, gây ra hậu quả nghiêm trọng

đối với dân tộc Việt Nam.

2.7.3 Tác động cuộc chiến

Tình hình biên giới:

Các trận tập kích trả đũa lẫn nhau khiến cho tình hình biên giới Việt - Trung trở nên căng thẳng, trở thành điểm nóng của khu vực. Các cuộc tập kính sau năm 1979 tuy không lớn nhưng mang tính đe dọa, rình rập làm người dân biên giới luôn trong tình trạng căng thẳng, lo sợ, lực lượng biên phòng phải dành toàn lực canh giữ từng vùng đất, luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo toàn lãnh thổ.

Tình hình kinh tế:

Theo hướng tiêu cực, tình hình khi đó làm cho Việt Nam bị Trung Quốc, ASEAN và Mỹ bao vây, cấm vận, nền kinh tế trong thời điểm đó không thể nhúc nhích ra khỏi biên giới. Nó còn làm cho kinh tế Việt Nam phát triền chậm lại ít nhất là 10 năm.

Theo hướng tích cực, hoành cảnh khu đó còn là bài học để Việt Nam nhận định rõ hơn về điểm mạnh cũng như điểm yếu của nền kinh tế nước nhà trong thời điểm đó. Cũng là cơ hội để có chiến lược đúng đắn phát triển kinh tế trong nước ổn định, bớt lệ thuộc vào các nước trong và ngoài khu vực.

Tình hình chính trị:

Cuộc chiến 10 năm khiến tình hình chính trị trong khu vực đã bất ổn lại càng thêm bất ổn. Hết cuộc chiến tranh Đông Dương này đến cuộc chiến tranh Đông Dương khác khiến nơi đây trở thành vùng nóng chiến tranh. Những điều này vô hình chung đã kéo lùi các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam trong việc hội nhập với quốc tế.

Tình hình quân sự:

Cuộc chiến đã khiến Việt Nam phải duy trì thường xuyên là liên tục lực lượng quân chính quy lớn. Cùng với đó là chi cho ngân sách quốc phòng luôn cao trong khi đất nước đang khốn khó trăm bề. Điều này gây tác động không khỏ tới các hoạt động phát triển kinh tế của mình.

2.8 Quan điểm của thế giới về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979-1989

Tại Liên Hiệp Quốc, tranh cãi kịch liệt xảy ra xung quanh vấn đề an ninh ở Đông Nam Á. Hai sự kiện Việt Nam đánh vào Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ và Trung Quốc đánh vào Việt Nam cùng được đưa ra bàn luận. Hội đồng Bảo an bị chia rẽ sâu sắc sau các cuộc họp vào các ngày cuối tháng 2. Liên hợp quốc bị chia rẽ và không đạt được tiếng nói chung.

Nhưng cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc của quân và dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới như Cộng hòa Dân chủ Đức, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể quần chúng ở Liên Xô, Hungari, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thụy Điển, Pháp, Mỹ, Phần Lan, Anh…

Trong bài nghiên cứu của mình, nhóm tập chung tìm hiểu quan điểm của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa; Quan điểm của ASEAN (1979); Quan điểm của Mỹ và các nước Phương Tây.

2.8.1 Quan điểm của Liên Xô và các nước khối Xã hội chủ nghĩa.

Tuy Liên Xô đã cử các quan chức quân sự cấp cao đến giúp tổ chức phòng thủ của Việt Nam và triển khai thêm tàu vào Biển Đông, nhưng họ đã không tham gia vào cuộc xung đột mà chỉ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự. Việc không chủ động can thiệp quân sự đã cho thấy những hạn chế thực tế của Hiệp ước quân sự Xô - Việt. Chúng ta chân trọng những hỗ trợ của họ nhưng đồng thời cũng phải thấy rằng, như Trung Quốc nói: “…chỉ có lợi ích là mãi mãi”.

Liên Xô tuyên bố không ủng hộ bất cứ nghị quyết nào của hội đồng bảo an không lên án Trung Quốc và đòi Trung Quốc rút quân. Ngày 23/2/1979, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án Trung Quốc xâm lược, đòi Trung Quốc rút quân và bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, và kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì chỉ trích Liên Xô “khuyến khích Việt Nam tấn công Trung Quốc và xâm

Một phần của tài liệu CUỘC CHIẾN BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979 1989 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)