Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI BÀN VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (Trang 25 - 29)

5. Bố cục tổng quát của đề tài

2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

Còn một số bất cập trong điều 644 BLDS 2015 đã gây ra tranh cãi trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn pháp lý đó là mục hưởng thừa kế của con chưa thành

niên , cha , mẹ, vợ, chồng. Vậy trong trường hợp con riêng, cha dượng, mẹ kế thì việc thừa kế thế diễn ra như thế nào.

Trong điều 644 BLDS 2015 có quy định về người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm cha, mẹ của người để lại di sản song vẫn có những bất cập trong việc thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.

Theo quy định tại Điều 654 BLDS 2015 thì “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Như vậy được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì họ phải có quan hệ chăm sóc như cha con, mẹ con ruột theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế thì khi áp dụng quy định này đã xảy ra nhiều bất cập đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất về nội dung như thế nào để hiểu là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và dựa vào tiêu chí hay mức độ nào để đánh giá được là có sự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì pháp luật vẫn chưa đề cập đến.

Có nhiều bất cập như: nếu mà cha dượng, mẹ nuôi chỉ hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc con một cách cho tròn “nghĩa vụ” nhưng con không cảm nhận được thì có được xem là chăm sóc như cha con, mẹ con không. Thời gian chăm sóc giữa họ là bao lâu thì sẽ được coi là chăm sóc như cha con. Một ngày hay một năm có được xem như là đã chăm sóc đủ và được nhận quyền thừa kế hay không? Cha dượng, mẹ kế chăm sóc cho con mà nếu con cảm thấy không hạnh phúc thì có được xem như là chăm sóc hay không? Hành vi chăm sóc sẽ được cả hai bên thể hiện hay chỉ có một bên, nếu bên hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng tình cảm giữa họ không như cha con, mẹ con thì họ có được thừa kế theo pháp luật hay không? Có nên bỏ quy định về việc thừa kế giữa con riêng, cha dượng mẹ kế hay không? Vì giữa họ không có quan hệ huyết thống và cũng không có mối quan hệ pháp lý nào ràng buộc, nếu có thì cũng là ràng buộc về mặt hình thức, đạo đức xã hội.

Trường hợp phổ biến nhất hiện nay là trường hợp con dâu, con rể không được thừa kế đối với phần di sản của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ vì giữa họ không hề có một mối quan hệ huyết thống nào hết nhưng vẫn sống như một gia đình, một phần

cũng do phong tục tập quán của người Việt và phần lớn người con dâu hiện nay luôn bị áp đặt là người phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ chồng khi về nhà chồng. Tuy nhiên thực tế trong cuộc sống của chúng ta thì vẫn rất có nhiều trường hợp con dâu con rể chăm sóc cha mẹ chồng như cha mẹ ruột, họ nên được hưởng thừa kế. Việc có con riêng, cha dượng, mẹ kế hầu như là sẽ gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình rất lớn, cũng chính vì vậy họ không thể chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng một cách “thật lòng”. Từ quan điểm trên cho rằng việc quy định con riêng được hưởng thừa kế thay cho bố dượng, mẹ kế là không thuyết phục và cần được xóa bỏ.

Qua những bất cập được trình bày ở trên nhóm tác giả xin đưa ra những kiến nghị như sau :

Việc quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nhằm bảo vệ lợi ích của một số người trong diện những người thừa kế theo pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Thế nhưng việc thực hiện các quy định này lại không phù hợp với tình hình, hoàn cảnh, điều kiện thực tế trong nhiều trường hợp và đây lại là nguyên nhân gây ra sự khó khăn, phức tạp cho nhiều bên liên quan đến quá trình tiến hành thủ tục mở thừa kế. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế phát sinh dựa trên cơ sở nuôi dưỡng chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên thì để hiểu “chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” thì hiện nay pháp luật vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn một cách cụ thể. Do đó nhóm đề xuất rằng để áp dụng chế định “quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế” thì phải chứng minh được sự tồn tại của “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” giữa cha dượng và con riêng của vợ, giữa mẹ kế và con riêng của chồng. Cụ thể người con được chăm sóc, nuôi dưỡng có thể cảm nhận được tình cảm từ sự chăm sóc nuôi dưỡng của cha, mẹ kế và đồng thời cha, mẹ kế nuôi dưỡng con một cách thật tâm nhất, không nghĩ ngàng quyền lợi. Cha dượng, mẹ kế phải có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con riêng như con ruột, chăm lo cho con từ những thứ nhỏ nhất, chăm lo việc học tập, giáo dục cho con về mọi mặt, dạy con cách làm người,... cha mẹ, không được phân biệt đối xử giữa con ruột và con riêng, không được ngược đãi, đánh đập, xúc phạm con. Con riêng thì phải có

bổn phận yêu quý, kính trọng với cha dượng, mẹ kế như cha mẹ ruột của mình. Con riêng có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ kế khi về già, không được ngược đãi, xúc phạm hay hành hạ cha mẹ.

Pháp luật Việt Nam hiện nay cần ghi nhận các tiêu chí để đánh giá việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng, cha dượng và mẹ kế tương tự như quyền và nghĩa vụ của con đẻ đối với cha, mẹ ruột của mình. Bên cạnh cũng cần những quy định rằng việc chăm sóc lẫn nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế không nhất thiết phải sống chung trong một mái nhà vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp người con ở xa (đi làm xa hoặc có vợ chồng xa) nhưng vẫn luôn quan tâm, thể hiện tình cảm yêu thương lẫn nhau và giúp đỡ cha dượng mẹ kế bằng nhiều cách khác nhau ví dụ như phụng dưỡng cha dượng mẹ kế bằng cách gửi tiền hay sinh cho họ một đứa cháu để họ vui vẻ khi về già. Theo nhóm tác giả thì pháp luật cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành về trường hợp như thế nào là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và việc “con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con”. Ngoài ra theo nhóm tác giả thì người con dâu cũng nên được thừa kế một phần tài sản. Trên thực tế thì đa số con dâu ở Việt Nam khi về nhà chồng thì đều luôn là người chăm sóc, cung dưỡng cha mẹ chồng khi về già một cách rất thật lòng vì vậy nhóm tác giả kiến nghị rằng pháp luật nên xem xét trường hợp này và ban hành ra văn bản hướng dẫn thích hợp.

CHƯƠNG III. VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI BÀN VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)