Vận dụng chế định

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI BÀN VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (Trang 29 - 30)

5. Bố cục tổng quát của đề tài

3.1. Vận dụng chế định

Tóm tắt bản án :

Cụ K có ba người con là bà M, ông Q và ông N. Năm 2005, cụ K chết có để lại di chúc cho ông N được hưởng thừa kế căn nhà. Tại thời điểm mở thừa kế, bà M đã 71 tuổi lại mang nhiều bệnh tật, năm 2006 bị ngã và nằm liệt cho đến nay, ông Q đã 68 tuổi, thương binh hạng 2/4, không có khả năng lao động nên bà M, ông Q yêu cầu được hưởng thừa kế di sản của cụ K theo quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Ông N xác định phần trình bày của các nguyên đơn về quan hệ huyết thống là đúng; về nhà đất tranh chấp ông không đồng ý với yêu cầu được hưởng thừa kế di sản mà các nguyên đơn nêu ra. Quá trình giải quyết, Tòa án đã nhận định: từ trước đến nay, ông Q, bà M có đời sống kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào cụ K. Bà M có gia đình, có tài sản riêng, bản thân bà hàng tháng còn được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước theo diện người có công với cách mạng, còn ông Q tuy là thương binh, bị suy giảm khả năng lao động là 62% nhưng ông cũng đã được hưởng chính sách đãi ngộ của Nhà nước, nên Hội đồng xét xử nhận thấy không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của bà M, ông Q về người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Nhóm không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Tòa án , vì:

Tòa án căn cứ vào việc bà M và ông Q hàng tháng đã được hưởng chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công với cách mạng để không chấp nhận yêu cầu của bà M là chưa hợp lý (Việc ông Q bà M hưởng chế độ đãi ngộ từ Nhà nước là do có công với cách mạng nên chúng ta không thể đánh đồng quyền thừa kế và quyền hưởng chế độ đãi ngộ của Nhà nước). Quyền thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của ông Q bà M là do hai người có quan hệ thuyết thống với cụ K (người lập di chúc) nên thuộc diện được hưởng quyền này. Bà M không chỉ tuổi cao sức yếu mà còn nằm liệt giường, ông Q là thương binh, cả hai đều không có khả năng lao động. Vì vậy, việc gạt họ ra khỏi quyền thừa kế là một hành động chưa

đúng đắn, vô tình đẩy họ vào con đường khó khăn, tranh chấp mà chắc chắn nếu cụ K còn sống cũng không muốn điều đó.

Quan điểm của Tòa án là chưa phù hợp với quy định của pháp luật, hướng xét xử theo nhóm tác giả đánh giá là cần phải áp dụng chế định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cho ông Q, bà M được hưởng phần thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế. Và nhóm nghĩ rằng, cách xử lý này vừa công tư phân minh, vừa nhân văn nhân đạo bởi lẽ sẽ khó mà dẫn tới chuyện xảy ra tranh chấp không đáng có giữa ba người con của ông K.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI BÀN VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)