5. Bố cục tổng quát của đề tài
3.2. Đánh giá chế định
Đối với thực tiễn trong cuộc sống, chế định đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp nhóm tác giả hiểu biết và thu nhận thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống. Qua đề tài “bàn về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Bộ luật Dân sự năm 2015”, nhóm đã có cái nhìn bài bản và chính xác hơn về những điều được phép làm hay không được làm. Nhóm tác giả nhận ra rằng: Những người có quan hệ thân cận với người đã chết để lại di sản như cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hay con thành niên không có khả năng lao động, không phân biệt cha, mẹ ruột hay cha, mẹ nuôi hợp pháp, con ruột hay con nuôi hợp pháp; tất cả những đối tượng nêu trên đều có quyền được hưởng 2/3 giá trị một suất thừa kế dù cho có tên trong bản di chúc hay không. Điều này sẽ giúp ta nhận được tất cả những quyền lợi của bản thân và có kiến thức đúng đắn khi xảy ra kiện tụng hay tranh chấp.
Khi hiểu rõ chế định, nhóm biết bản thân có những quyền hạn hay nghĩa vụ gì, từ đó sẽ tư vấn cho người thân và gia đình mỗi khi xảy ra tranh chấp. Đồng thời khi bản thân xảy ra tranh chấp thì nhóm cũng có đủ kiến thức và sự tự tin để tự bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình. Trong tương lai xa, bản thân nhóm tác giả cũng sẽ cân nhắc kĩ lưỡng để tránh trường hợp để lại di chúc có xảy ra tranh chấp, gây bất hòa cho gia đình và ảnh hưởng xấu đến xã hội.
PHẦN KẾT LUẬN
Việt Nam là một trong những đất nước đang phát triển và có dòng chảy lịch sử hào hùng cùng nền văn hóa với các truyền thống đạo đức lâu năm được truyền từ đời này qua đời khác. Vì vậy, việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn… đã in sâu vào tiềm thức của mỗi người con Việt Nam. Điều này dẫn đến việc không ít người bỏ qua chuyện đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách soạn thảo một bản di chúc. Tuy nhiên, trong quá trình lập di chúc, có những người chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này mang ý nghĩa không rõ ràng và gây ra tranh chấp giữa anh em người thân trong gia đình với nhau. Những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Do đó, việc nghiên cứu các chế định về thừa kế là điều rất cần thiết và cấp bách, bởi nó góp phần nắm bắt được thực trạng của chế định này trong xã hội đồng thời có những biện pháp hoàn thiện, để mọi công dân đều được đảm bảo quyền lợi công bằng trong các mối quan hệ về tài sản nói chung và quyền thừa kế nói riêng, hướng đến công bằng ổn định xã hội.
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy rằng chế định thừa kế là một chế định rất quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân, luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, tôn trọng và bảo hộ. Nhóm cũng hiểu rõ hơn lí luận về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc trong Bộ luật Dân sự 2015. Từ đó, nhóm làm rõ những vấn đề bất cập đang còn tồn tại đồng thời đóng góp ý kiến, kiến nghị để hoàn thiện, cải tiến bộ luật. Và hơn thế nữa, nhóm cũng xử lý và giải quyết những bản án đã xảy ra ở trên thực tế bằng việc ứng dụng những lí luận nêu ở chương 1. Sau cùng, nhóm tác giả rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân, và sẽ ứng dụng nó vào những trường hợp xảy ra trong cuộc sống quanh mình để giúp đỡ người xung quanh đảm bảo được quyền lợi của họ, giúp giảm bất hòa và hướng đến giảm những tệ nạn xã hội liên quan đến tranh chấp di sản thừa kế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015 2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 3. Bộ luật Lao động năm 2019
4. Bộ luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 5. Bộ luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
6. Bộ luật lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002
7. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2019), Giáo trình Pháp luật đại cương, (Chủ biên: Mai Hồng Quỳ), Nxb. Đại học Sư phạm.
8. Thông tư liên tịch số 21/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH sửa đổi khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013
9. Bản án số 176/2017/DS-PT ngày 10/8/2017 về tranh chấp thừa kế của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
10. Biên bản Giám định số 1050/GĐYK-KNLĐ ngày 28/5/2015 của Hội đồng giám định Y khoa Thành phố Hồ Chí Minh
11. Quyền hưởng di sản của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc qua thực tiễn xét xử tại Tòa án.
12. https://tapchi.ftu.edu.vn/c%C3%A1c-s%E1%BB%91-t%E1%BA%A1p- ch%C3%AD-kt%C4%91n/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n-s %E1%BB%91-91-100/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n-s %E1%BB%91-91/1441-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91- %C4%91%C3%A1nh-gi%C3%A1-v%E1%BB%81-nh%E1%BB%AFng- %C4%91i%E1%BB%83m-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-b %E1%BB%99-lu%E1%BA%ADt-d%C3%A2n-s%E1%BB%B1-2015-v %E1%BB%81-quan-h%E1%BB%87-d%C3%A2n-s%E1%BB%B1-c %C3%B3-y%E1%BA%BFu-t%E1%BB%91-n%C6%B0%E1%BB%9Bc- ngo%C3%A0i.html truy cập lần cuối vào 1:25 ngày 9/10/2021
13. https://luatvietnam.vn/dan-su/tinh-2-3-cua-mot-suat-thua-ke-theo-phap- luat-568-29824-article.html truy cập lần cuối vào ngày 29/9/2021
14. Nguyễn Vinh Hưng, Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2021. <https://vksndtc.gov.vn/cong- tac-kiem-sat/ve-nguoi-thua-ke-khong-phu-thuoc-vao-noi-dung-cua--d10- t9244.html?
fbclid=IwAR1_uNJSFKXmIu4wHUlehdazQgUZloPcdMCunC6pPNGE MwInsKWrTcM3I_g >
PHỤ LỤC BẢN ÁN
Cụ Nguyễn Thị K có ba người con là bà M, ông Q và ông N. Năm 2005, cụ K chết có để lại di chúc cho ông N được hưởng thừa kế căn nhà tại phường T, thành phố H. Mặc dù theo di chúc của cụ K thì toàn bộ căn nhà này được để lại cho ông N nhưng vì tại thời điểm mở thừa kế, bà M đã 71 tuổi lại mang nhiều bệnh tật như huyết áp, tiểu đường, năm 2006 bị ngã và nằm liệt cho đến nay nên bà M yêu cầu được hưởng thừa kế di sản của cụ K theo quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Ông Q cũng yêu cầu được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vì tại thời điểm mở thừa kế, ông Q đã 68 tuổi, thương binh hạng 2/4, không có khả năng lao động. Ông N xác định phần trình bày của các nguyên đơn về quan hệ huyết thống là đúng; về nhà đất tranh chấp, năm 2004, cụ K đã lập di chúc để lại cho ông toàn bộ căn nhà này nên ông không đồng ý với yêu cầu được hưởng thừa kế di sản mà các nguyên đơn nêu ra.
Quá trình giải quyết, Tòa án đã nhận định: Xét yêu cầu của ông Q, bà M về việc được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, tại Điều 140, Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định độ tuổi lao động của người Việt Nam là từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động còn có các quy định về chế độ đối với người lao động từ 56 tuổi trở lên đối với nữ và từ 61 tuổi trở lên đối với nam. Như vậy, pháp luật không đặt ra giới hạn tuổi tối đa được tham gia các quan hệ lao động mà việc tham gia quan hệ lao động tùy thuộc vào thể lực, trí lực và tinh thần của từng người. Do đó, độ tuổi lao động là cơ sở xác định người hết tuổi lao động để được hưởng các chế độ đãi ngộ chứ không phải là căn cứ để xác định một người không còn khả năng lao động. Hơn nữa, từ trước đến nay, ông Q, bà M có đời sống kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào cụ K. Bà M có gia đình, có tài sản riêng, bản thân bà hàng tháng còn được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước theo diện người có công với cách mạng, còn ông Q tuy là thương binh hạng 2/4, theo quy định thì ông bị suy giảm khả năng lao động là 62% nhưng ông cũng đã được hưởng chính sách đãi ngộ của Nhà nước, nên Hội đồng xét xử nhận thấy không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của bà M, ông Q về người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Trên cơ sở nhận định này, Tòa án đã không
chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà M và ông Q về việc được hưởng di sản của cụ K theo diện người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
(Nguồn:https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx? ItemID=893)=893)