Thang đo là công cụ để quy ước (mã hóa) các đơn vị phân tích theo các biểu hiện của biến. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 4 loại là thang đo định danh, thang đo Likert 5 điểm, thang đo tỷ lệ và thang đo thứ bậc.
+ Thang đo danh nghĩa (còn gọi là thang đo định danh): Trong thang đo này
các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác. Về thực chất, thang đo danh nghĩa là sự phân loại và đặt tên cho các biểu hiện và ấn định cho chúng một ký số tương ứng.
+ Thang đo Likert: Là loại thang đo chỉ mức độ, trong đó một chuỗi các phát
biểu liên quan đến thái độ, tình cảm, cảm nhận trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó. Trong đó số số đo (điểm) là chẵn (2, 4, 6) được sử dụng để buộc đáp viên phải thể hiện quan điểm, cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về vấn đề được hỏi. Trong khi đó số đo là lẻ (1, 3, 5, 7), cho phép đáp viên có thể “đứng ở vị trí trung lập” bằng cách chọn vào mức độ trung dug (điểm giữa).
+ Thang đo tỷ lệ: Dùng để đo độ lớn của một đại lượng nhất định, có ý nghĩa
về lượng và gốc 0 có ý nghĩa.
+ Thang đo thứ bậc: Là thang đo dùng để đo lường các phạm trù có quan hệ
hơn kém. Tuy nhiên sự sai khác giữa các biến thể không bắt buộc phải đều nhau.
- Loại câu hỏi: Sử dụng câu hỏi đóng là chủ yếu để cho đáp viên lựa chọn
những phương án cho sẵn để đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu và có một vài câu hỏi mở để cho đáp viên thể hiện ý kiến khác.