Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động KSC thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 26 - 27)

động KSC thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng

a. Những tồn tại, hạn chế

Vào đầu năm ngân sách, việc lập và phân bổ dự toán NSNN còn rất chậm nên KBNN Đà Nẵng không có căn cứ để thực hiện cho việc kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị chưa có dự toán.

Mỗi cán bộ KSC phải thực hiện nguyên một khâu kiểm soát từ việc tiếp nhận, xử lý cho đến thanh toán chứng từ nên dễ dẫn đến việc xảy ra sơ sót khi có khối lượng lớn chứng từ phải giải quyết.

 Ngoài hệ thống KBNN thực hiện việc KSC thường xuyên NSNN thì còn có sự tham gia của cơ quan tài chính mà cụ thể ở đây là Sở Tài chính cũng đóng vai trò của một cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát, cấp phát các khoản chi bằng hình thức Lệnh chi tiền, một số khoản chi thực hiện ghi thu ghi chi,… Khi đó KBNN chỉ thực hiện thanh toán cho đối tượng thụ hưởng mà không phải thực hiện khâu kiểm soát. Điều này cũng dễ gây ra việc thiếu sót nếu cơ quan tài chính không kiểm soát chặt chẽ khoản chi NSNN.

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ kiểm soát các khoản chi thường xuyên vẫn còn thiếu sót, không nhất quán và không theo cơ chế thị trường

Vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng NSNN chưa tiếp cận được hết các văn bản, chế độ liên quan đến nội dung KSC thường xuyên.

Việc xác định nội dung chi giữa các cán bộ KSC có phần là không giống nhau cho cùng một nội dung chi hoặc xác định một số nội dung trên chứng từ thanh toán chưa đúng, chưa phù hợp với nhóm mục và tiểu mục chi.

Quản lý, kiểm soát cam kết chi mới chỉ được quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính, chưa được quy định tại Luật NSNN và Nghị định hướng dẫn Luật NSNN.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 26 - 27)