KBNN Đà Nẵng cần xem xét nghiên cứu và có những cơ chế xây dựng các báo cáo đối với các hợp đồng cam kết chi, số dự toán cam kết chi đã sử dụng, còn lại… để theo dõi, quản lý và đánh giá hiệu quả của việc cam kết chi, để cam kết chi thực sự trở thành một công cụ để quản lý ngân sách chứ không đơn thuần là một thủ tục hành chính như hiện nay.
d. Đẩy mạnh công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN theo kết quả đầu ra
KBNN Đà Nẵng cần tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành để kiểm tra, kiểm soát sau khi chi thường xuyên đối với các ĐVSDNS, nhất là các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ để bảo đảm việc thực hiện đúng mục tiêu, hạn chế lãng phí, thất thoát cho NSNN.
e.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới hình thành kho bạc số, nâng cao chất lượng hoạt động
Xuất phát từ thực tế, KBNN Đà Nẵng cần phát triển và nhanh chóng đưa vào sử dụng các chương trình ứng dụng về kiểm soát sự biến động đối với lương và các khoản phụ cấp theo lương hàng tháng, kiểm soát về giá trị và số dư còn lại đối với các hợp đồng mua sắm, sửa chữa để phục vụ công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động KSC thường xuyên qua KBNN.
f.Thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN
KBNN Đà Nẵng cần phải có những buổi tổ chức tập huấn, đào tạo, hội thảo cho cán bộ KSC về các quy định liên quan đến công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực KBNN, nghiên cứu về các nội dung, các lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính có liên quan.
g.Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra chéo, kiểm tra đột
KBNN Đà Nẵng cần tổ chức thường xuyên, toàn diện đối với các hoạt động chủ yếu của đơn vị nhằm kịp thời phát hiện các sai sót, hạn chế để khắc phục, chỉ rõ ưu điểm để phát huy trong từng nội dung chuyên môn nghiệp vụ, giúp cán bộ KSC trao đổi kinh nghiệm, hiểu sâu nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác.