Tổ chức tốt các chính sách nhân lực

Một phần của tài liệu Phân tích các biện pháp tiết kiệm chi phí của công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist (Trang 32 - 36)

- Để ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có, nhà quản trị cần chú ý những chi tiết sau:

+ Hoàn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp.

+ Đảm bảo công bằng và hợp lý trong chi trả lương cho người lao động, tạo tính cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài và giữ chân nguồn lực bên trong

+ Cải thiện môi trường làm việc.

+ Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ ngoài trình độ chuyên môn còn phải trao dồi thêm về trình độ ngoại ngữ, nhằm xem xét khả năng của từng người để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên.

+ Sắp xếp và ổn định lại nhân sự, đảm bảo bố trí nhân sự đúng người, đúng việc. + Cải tiến phương thức làm việc, giảm thiểu các công đoạn không làm giá trị tăng thêm, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao trong môi trường làm việc.

- Phát triển nguồn nhân lực

+ Mục tiêu thành công của doanh nghiệp chỉ được hoàn thiện khi nguồn nhân lực của tổ chức không ngừng được phát triển.

+ Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty.

+ Tạo ra môi trường làm việc năng động, thân thiện.

+ Không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát triển hướng tới sự hứng khởi trong công việc cho nhân viên. Tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân. + Tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi giả trí để tái tạo lại sức lao động.

- Chính sách thu hút nguồn nhân lực

+ Các chính sách nhân sự hợp lý, năng động để có thể thu hút được nhiều nhân tài từ các nơi khác về phục vụ cho công ty.

+ Có các gói chính sách đãi ngộ phúc lợi, tiền lương hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn nhân lực từ bên ngoài về làm việc.

+ Phối hợp tuyển dụng ở các trường đại học, trung tâm đào tạo để tìm kiếm các ứng viên có năng lực. Có các chương trình hỗ trợ và tìm kiếm các ứng viên là những sinh viên có năng lực và tâm huyết ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

+ Sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng, tâm huyết với công việc, nhiệt tình và sáng tạo, có hướng gắn bó lâu dài với nghề nhân sự.

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Kiến nghị với nhà nước

Hiện nay khi điều kiện chính trị ổn định, kinh tế phát triển, ngoại giao mở rộng, sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với phát triển du lịch cùng với thành tựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua tạo đà quan trọng cho du lịch phát triển lên tầm cao mới. Du lịch là một nhu cầu cơ bản không thể thiếu của con người. Để đáp ứng nhu cầu đó hoạt động kinh doanh ăn lữ hành đã xuất hiện từ lâu. Qua từng thời kỳ và từng giai đoạn khác nhau thì hoạt động kinh doanh lữ hành có những đặc điểm và tính chất khác nhau. Kinh doanh dịch vụ ăn lữ hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố do vậy bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp cần có sự ủng hộ và giúp đỡ của chính phủ. Hiện nay mặc dù Chính phủ ban hành các nghị quyết, nghị định để tiến hành xây dựng môi trường hoạt động lĩnh vực du lịch ngày càng phát triển tuy nhiên chính sách này vẫn chưa linh hoạt đôi khi còn cứng nhắc. Vì vậy chính phủ cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa để khuyến khích nhà đâu tư trong và ngoài nước tham gia vào.

Về cơ chế chính sách: Các cở sở kinh doanh lữ hành thường xuyên phải sử dụng điện

về giá điện, nước kinh doanh cho các doanh nghiệp này, mở rộng các chính sách hội nhập, visa cho khách trong và ngoài nước.

Về công tác quản lý thị trường: Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh

cho các cở sở kinh doanh lữ hành hoạt động, thường xuyên kiểm tra các sản phẩm lữ hành và có biện pháp xử lý triệt để các hành vi trái pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng kinh doanh lữ hành.

Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: Nhà nước cần chú trọng hơn nữa trong việc hỗ

trợ điều kiện hoạt động trong các cơ sở, các trường đào tạo nguồn lao động làm việc trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành nhằm cung ứng nguồn lao động có trình độ tay nghề cao đáp ứng nhu cầu khách hàng.

3.2.2. Với Tổng cục Du lịch

Tổng cục du lịch cần phối hợp với các bộ phận chức năng và các cấp chính quyền địa phương xây dựng các thông tư lien bộ những vấn đề có liên quan tới việc phát triển du lịch nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp lữ hành hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó cần đổi mới đào tạo, tổ chức nguồn lực tạo ra nguồn lự có chất lượng tốt. Đẩy mạnh xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch với nhiều hình thức khác nhau để du lịch Việt Nam phát triển thu hút du khách tăng lượng khách sử dụng dịch vụ lữ hành cho các cơ sở kinh doanh lữ hành. Đưa ra các chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành thực hiện tốt hoạt động kinh doanh bằng việc tổ chức các cuộc thi để giao lưu giữa các đơn vị trong và ngoài nước để cũng cùng góp phần phát triển ngành du lịch đạt mục tiêu và hiệu quả cao hơn.

3.2.3. Kiến nghị với Sở Văn hóa Thế thao và Du lịch Hà Nội

Tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát nội dung các hoạt động văn hóa, thể thao và công tác gia đình trên địa bàn thành phố theo định hướng và quy hoạch của Nhà nước: - Kiểm tra việc đăng ký và giám định nội dung các chương trình du lịch

- Tổ chức chỉ đạo hoạt động và quản lý toàn diện các đơn vị kinh doanh lữ hành một cách phù hợp

- Chỉ đạo hướng dẫn hoạt động nhiệp vụ một cách tận tình cho các cơ sở kinh doanh lữ hành

- Tổ chức, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, động viện khuyến khích các phong trào hoạt động hoạt động kinh doanh lữ hành

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh thành trong khu vực và cả nước, tạo môi trường thuận lợi trao đổi giao lưu văn hóa và phối

hợp quản lý. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành pháp triển hoạt động kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN

Có thể thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiểu quả, luôn có những biện

pháp, định hướng công tác quản lý chi phí, kết hợp cắt giảm chi phí và nâng cao

doanh thu xong vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Thông qua đề tài thảo luận này, với những kiến thức tiếp thu cùng quá trình học hỏi, tìm tòi không ngừng từ sách vở, báo chí và môi trường thực tế bên ngoài. Nhóm em hy vọng có thể góp một phần sức nhỏ bé của mình trong việc tìm ra các giải pháp cũng như các nghiên cứu cần thiết cho hoạt động tiết kiệm chi phí kinh doanh tại doanh nghiệp lữ hành.

Việc tiết kiệm là cần thiết nhưng không được lạm dụng. Tiết kiệm quá mức làm cho chất lượng sản phẩm kém không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu cho mình một phương pháp tiết kiệm hợp lý vừa giảm chi

phí mà vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm tạo lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

Trên đây là bài thảo luận của nhóm 4 với đề tài Phân tích các biện pháp tiết kiệm

chi phí của Công ty dịch vụ lữ hành Saigontuorist. Trong quá trình làm bài, rất cảm

ơn cô Dương Thị Hồng Nhung đã hỗ trợ giúp đỡ chúng em hoàn thành thuận lợi bài thảo luận. Trong bài không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, mong được cô xem xét, góp ý sửa chữa để bài thảo luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn ạ !

Một phần của tài liệu Phân tích các biện pháp tiết kiệm chi phí của công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w