Hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn trên người đái tháo đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đái tháo đường (Trang 72 - 75)

3.1.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu:

Bảng 3.3. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu là 40 bệnh nhân với tuổi trung bình là 59,5 và BMI trung bình là 23,5. Huyết áp tâm thu trung bình là 129,8 mm Hg, huyết áp tâm trương trung bình là 79,3 mm Hg. Các bệnh nhân có nồng độ glucose máu lúc đói trung bình là 7,75 mmol/L.

3.1.2.2. Hiệu quả hạn chế tăng glucose máu sau ăn:

Chỉ số Tổng cộng (n=40)

Trung bình SD

Tuổi 59,5 5,9

Huyết áp tâm thu (mm Hg) 129,8 18,3

Huyết áp tâm trương (mm Hg) 79,3 10,9

Nồng độ glucose máu lúc đói

(mmol/L) 7,75 1,27

Bảng 3.4. Nồng độ glucose máu tại các các thời điểm và giá trị diện tích dưới đường cong sau 2 ngày uống và không uống VOSCAP

Thời gian Ngày chứng (n=40 TB ± SD) Ngày uống VOSCAP (n=40;TB ± SD) p (t-test) Glucose máu (mmol/L) Ban đầu 7,75 ± 1,27 7,84 ± 0,92 0,71 Sau 15 phút 11,30 ± 1,75 10,54 ± 1,52 0,04 Sau 30 phút 13,58 ± 2,04 12,25 ± 1,95 0,01 Sau 60 phút 15,28 ± 3,36 14,14 ± 2,15 0,07 Sau 90 phút 12,95 ± 3,12 12,32 ± 2,41 0,31 Sau 120 phút 10,33 ± 2,46 9,62 ± 1,99 0,16 IAUC 0-120 phút 605,0 ± 160,6 489,8 ± 129,8 <0,001

Bảng 3.4 cho thấy tại thời điểm ban đầu (trước khi cho bệnh nhân uống và ăn) nồng độ glucose máu lúc đói của 40 bệnh nhân đái tháo đường tham gia vào thử nghiệm 1 là 7,75 mmol/L và 7,84 mmol/L, không có sự khác biệt về nồng độ này giữa ngày chứng và ngày uống VOSCAP. Tại ngày chứng, sau khi uống nước và sử dụng bữa ăn, nồng độ glucose máu tăng nhanh một cách đáng kể sau 15, 30, 90 và 120 phút, tăng cao nhất vào thời điểm 60 phút (15,28 mmol/L), và sau 120 phút nồng độ glucose máu hạ xuống nhưng vẫn còn ở mức cao là 10,33 mmol/L. Đối với ngày uống VOSCAP, sau khi uống VOSCAP và sử dụng bữa ăn, nồng độ glucose máu cũng đã tăng dần, nhưng thấp hơn so với ngày chứng trong suốt 120 phút, và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với ngày chứng tại thời điểm sau 15 phút (11,30 mmol/L so với 10,54 mmol/L; p<0,05) và sau 30 phút (13,58 mmol/L so với 12,25 mmol/L; p< 0,01)

Khi tính giá trị diện tích tăng dưới đường cong, giá trị này thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở ngày uống VOSCAP so với ngày không uống VOSCAP (489,8 so với 605,0, p<0,001)

Hình 3.2. Tăng glucose máu sau ăn so với glucose máu ban đầu ở bệnh

nhân ĐTĐ

Hình 3.2 cho thấy khi tính toán giá trị tăng glucose máu sau 15, 30, 60, 90 và 120 phút so với glucose máu lúc đói (glucose máu ban đầu) cho thấy sự tăng glucose máu sau ăn của ngày uống VOSCAP thấp hơn một cách đáng kể so với ngày không uống VOSCAP. Tại thời điểm 15 phút sau ăn, ngày uống VOSCAP glucose máu chỉ tăng thêm 2,71 mmol/L, trong khi đó ngày chứng nồng độ glucose máu tăng lên 3,55 mmol/L, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tương tự với thời điểm sau 30 phút (T30-T0), ngày uống VOSCAP nồng độ glucose máu chỉ tăng thêm 4,41 mmol/L, trong khi đó ngày chứng tăng lên 5,83 mmol/L (p<0,001). Sau 60 phút nồng độ glucose máu tăng 6,30 mmol/L ngày

uống VOSCAP và tăng 7,53 mmol/L ngày không uống VOSCAP (p<0,05). Ngày uống VOSCAP, sau 90 phút nồng độ glucose máu tăng thêm 4,49 mmol/L và sau 120 phút còn tăng 2,14 mmol/L, ngày chứng thì nồng độ glucose máu lại tăng so với ban đầu là 5,11 mmol/L và 2,43 mmol/L (p>0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đái tháo đường (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)