Lênin ở Trường đại học Nguyễn Huệ
Yêu cầu chung đối với công tác giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin ở Trường đại học Nguyễn Huệ hiện nay:
Nắm vững sự phát triển mới của tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng quân đội, nhất là yêu cầu xây dựng quân đội về chính trị hiện nay; quán triệt sâu sắc nhiệm vụ đào tạo cán bộ sĩ quan chỉ huy Tham mưu Lục quân cấp phân đội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ trong Đảng bộ Khoa; coi trọng xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận Mác – Lênin; tích cực đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phát huy triệt để vai trò, chức năng các mơn lý luận Mác – Lênin góp phần quan trọng đào tạo đội ngũ cán bộ sĩ quan chỉ huy Tham mưu Lục quân đáp ứng với phương châm, phương hướng xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; bám sát mục tiêu yêu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy theo hướng tinh gọn, dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ, dễ vận dụng.
Yêu cầu cụ thể trong giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin hiện nay:
Một là, bám sát diễn biến của tình hình chính trị thế giới; sự phát triển mới
trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Quán triệt sâu sắc tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, vận dụng linh hoạt tinh thần các nghị quyết, nhất là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào giảng dạy lý luận Mác – Lênin.
Chất lượng giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin ở Trường đại học Nguyễn Huệ luôn chịu sự tác động sâu sắc của tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước. Tình hình đó vừa tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế, khoa học để nâng cao chất lượng, phương tiện kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho giảng dạy. Song cũng đặt ra cho việc giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin như thế nào để
hạn chế mặt trái của tồn cầu hố về kinh tế. Mặt khác, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại ngày càng được ứng dụng, xuất hiện ngày càng nhiều vũ khí cơng nghệ cao, dẫn đến những biến đổi sâu sắc trên các vấn đề về chiến tranh, tổ chức quân sự và nghệ thuật tác chiến. Trong điều kiện địch thực hiện học thuyết mới, sử dụng rộng rãi vũ khí cơng nghệ cao, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được vận dụng như thế nào để đánh thắng kẻ thù, đó là vấn đề hết sức quan trọng cần giải quyết thật khoa học để xây dựng niềm tin cho người học
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận Mác – Lênin ởTrường đại học Nguyễn Huệ phải bám sát quan điểm, Nghị quyết của Đảng, yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, quân đội và sự lãnh đạo, chỉ đạo của trên.
Quan điểm, Nghị quyết của Đảng, yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, quân đội và sự lãnh đạo, chỉ đạo của trên là cơ sở lý luận, chính trị định hướng cho mọi hoạt động giảng dạy. Vì vậy, giảng dạy các mơn lý luận Mác – Lênin ở Trường đại học Nguyễn Huệ không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức cho người học, mà quan trọng hơn phải chuyển được các kiến thức đó thành thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản chủ nghĩa và các phẩm chất nhân cách tốt đẹp cho người học; mặt khác giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin phải có tác dụng phát triển tư duy độc lập sáng tạo và chuẩn bị tâm lý cho học viên.
Hai là, nhận thức sâu sắc, đầy đủ, mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường;
nắm chắc đối tượng giảng dạy và học tập các môn lý luận Mác – Lênin để xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy.
Nắm chắc mục tiêu, yêu cầu đào tạo và bám sát đối tượng giảng dạy. Nâng cao chất lượng dạy học phải nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu chung đó. Song, ở mỗi trường đều có đối tượng và mục tiêu đào tạo cụ thể khác nhau. Vì vậy, nhà trường quân đội vừa phải quán triệt mục tiêu chung, vừa phải thực hiện tốt mục tiêu cụ thể của trường mình đề ra.
Mặt khác, mục tiêu dạy học đại học hiện nay không chỉ để biết, để làm việc, làm người mà dạy học còn để phát triển. Mục tiêu này đòi hỏi dạy học nói chung, giảng dạy các mơn lý luận Mác – Lênin ở Trường đại học Nguyễn Huệ nói
riêng phải hướng vào việc vừa trang bị kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng thực hành, vừa tạo điều kiện cho người học có khả năng tự học, tự phát triển. Đối với cán bộ quân sự, để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao khi ra trường phải bồi dưỡng và tự bồi dưỡng rất nhiều trong q trình cơng tác. Do đó, người học cần được dạy phương pháp tự học, tự nghiên cứu trong quá trình đào tạo tại trường để làm cơ sở cho tự học, tự nghiên cứu trong q trình cơng tác sau khi ra trường. Đây là một yêu cầu rất quan trọng và rất cần thiết hiện nay.
Coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng và phát triển toàn diện đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lý luận Mác – Lênin ở Trường đại học Nguyễn Huệ là quá trình bổ sung tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm, phát triển trình độ chun mơn và phẩm chất, năng lực cho đội ngũ này trong thực tiễn công tác. Đây là yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận Mác – Lênin. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của nhà trường để xác định nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp, linh hoạt.
Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường và khoa cần chủ động, tích cực gửi cán bộ đi đào tạo cơ bản, tập trung tại các học viện trong và ngoài quân đội. Mặt khác, tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng qua thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học của khoa Lý luận Mác – Lênin như: dự giờ, thông qua bài giảng, giảng tập, giảng mẫu cấp bộ môn, cấp khoa; thông tin khoa học, hội thảo khoa học, viết giáo trình, tài liệu, đề tài... ở khoa. Bên cạnh đó cịn địi hỏi mỗi giảng viên phát huy vai trò tự đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân. Quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện của mỗi giảng viên giữ vai trò quyết định nhất đến chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Ba là, xây dựng mơi trường văn hố sư phạm qn sự thực sự dân chủ, đồng
thuận, tiến bộ.
Đây vừa là mục đích, vừa là tiêu chí nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận Mác - Lênin ở Trường đại học Nguyễn Huệ hiện nay. Từ phương diện
giá trị và mục đích hoạt động, xây dựng mơi trường văn hố sư phạm qn sự ở Trường đại học Nguyễn Huệ thực chất là xây dựng, phát triển, hoàn thiện các hệ giá trị văn hoá chuẩn mực và thơng qua hệ thống những quan hệ văn hố, hoạt động văn hoá để hiện thực những giá trị đó trong thực tiễn, phát huy cao nhất các hệ giá trị đó vào định hướng, giáo dục học viên đáp ứng yêu cầu đào tạo và thực tiễn đặt ra. Như vậy, thước đo tính hiệu quả của xây dựng mơi trường văn hố sư phạm qn sự ở Nhà trường phải được thể hiện ra ở chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân, tập thể và tổ chức các hoạt động văn hoá nhằm phát huy cao nhất những hệ giá trị văn hố hiện có trong mơi trường ấy vào giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển nhân cách, phẩm giá quân nhân từ hoạt động học tập, rèn luyện, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, chấp hành nền nếp chính qui, duy trì kỷ luật.
2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin ở Trường đại học Nguyễn Huệ trước yêu cầu mới