Tải được sử dụng cho mô hình là Bánh đà. Là một thiết bị cơ khí quay có mô-men quán tính lớn. Năng lượng được chuyển giao cho một bánh đà bằng cách áp dụng mô-men xoắn đối với nó, do đó gây ra tốc độ quay của nó 3.12.1 Thông số của bánh đà • Chất liệu sử dụng để làm bánh đà: Sắt đặc • Bánh đà có đường kính: d=20cm • Trọng lượng: 6kg • Độ dày bánh đà: h=2cm • Chiều dài trục: 30cm 3.12.2 Đặc điểm • Bánh đà sử dụng ổ bi loại 204mm • Có giá đỡ: Cao: 14cm Rộng: 12.5cm Dày: 7.5cm
Hình 3.22: Hình ảnh bánh đà
Chương 4: ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH 4.1 ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP
Tự động hóa điều khiển, giám sát thu nhập dữ liệu, quản lý hệ thống trong các nhà máy dệt, bao bì, cán tôn... nói riêng và các nhà máy sản xuất công nghiệp nói chung . Mô hình mô phỏng cấu trúc và nguyên lý các hệ thống điều chỉnh và tự động ổn định trong thực tế như: Hệ thống ổn định tốc độ, ổn định nhiệt độ...
4.2 ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC
Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng, chúng em nhận thức được điều đó, giúp người học nghiên cứu thiết bị, công nghệ để thiết kế và lập dự toán, kế hoạch thi công. Tiếp cận với những thiết bị thực tế để có kết quả thực tiễn khi đi vào sản xuất trong cuộc sống. Các module, biến tần ứng dụng trong việc dạy học môn truyền động điện kết hợp với module trong môn truyền thông công nghiệp. với các module trong đề tài có nhiều module trong các môn học khác nhau như truyền động điện , truyền thông, đo lường … nên việc giảng dạy sẽ trở nên linh hoạt hơn rất nhiều cũng như sự hiểu quả của nó mang lại.
4.3 MỘT SỐ BÀI TẬP
4.3.1 Cài đặt chạy JOG tốc độ 300 vòng/phút cho servo Delta.
Bước 1: Kết nối đầy đủ dây nguồn cấp động lực, nguồn điều khiển, cáp nguồn cho động cơ, cáp I/O các kết nối đảm bảo đúng chuẩn và không bị lộn thứ tự hay lỏng lẻo, tiếp xúc không tốt. Bước 2: Khi bật nguồn cho driver servo có thể xuất hiện lỗi AL013 (Cảnh báo chế độ dừng khẩn cấp EMG được kích hoạt), để loại bỏ lỗi này ta cài đặt:
- P2.15 = 122 (Giá trị mặc định là 22). - P2.16 = 123 (Giá trị mặc định là 23). - P2.17 = 121 (Giá trị mặc định là 21).
Sau khi loại bỏ hết lỗi ta tắt nguồn và bật lại lúc này trên màn hình driver servo sẽ hiển thị dãy số: 0000.
Bước 3: Cài đặt ON servo tại tham số: - P2.10 = 001 (Giá trị mặc định là 101).
Bước 4: Cài đặt tốc độ chạy JOG cho servo ở tham số:
- P4.05 = 300 (r/min) sau đó nhấn phím "SET" để servo chuyển vào chế độ chạy JOG (Lúc này trên màn hình servo hiển thị"-JOG-").
Bước 5: Muốn JOG thuận hoặc JOG ngược ta nhấn phím "▲ hoặc ▼" motor servo sẽ hoạt động theo tốc độ đã cài đặt.
4.3.2 Hướng dẫn cài đặt servo Delta chế độ "Speed Mode".
Chú ý trước khi cài đặt và chạy thử cần cố định chắc chắn đế động cơ để tránh các sự cố gặp phải khi chạy.
► Bước 1: Cài đặt servo ở chế độ tốc độ bằng cách đặt:
- P1-01 = 2 (Chế độ Speed). Sau đó tắt và bật lại nguồn cho driver. ► Bước 2: Cài đặt các tham số theo bảng sau:
Đầu vào sốGiá trị tham số cài đặtBiểu tượngChức năngThứ tự trên Jack CN1DI1P2-10 = 101SONServo ON9DI2P2-11 = 109TRQLMGiới hạn momen10DI3P2-12 = 114SPD0Lệnh lựa chọn tốc độ34DI4P2-13 = 115SPD1Lệnh lựa chọn tốc độ8DI5P2-14 = 102ARSTReset cảnh báo33DI6P2-15 = 0Disabled--- DI7P2-16 = 0Disabled--- DI8P2-17 = 0Disabled--- DI9P2-36 = 0Disabled---
- Như bảng trên chế độ giới hạn âm (DI6), giới hạn dương (DI7) và chế độ dừng khẩn cấp (DI8) được loại bỏ. - Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất nếu có bất kỳ cảnh báo nào xảy ra vui lòng tắt và bật lại nguồn cho servo hoặc chuyển chân DI5 về ON để loại bỏ cảnh báo.
- Lựa chọn lệnh tốc độ được xác định bởi SPD0 và SPD1 theo bảng bên dưới:
Lệnh tốc độTín hiệu DI của CN1Nguồn lệnhNội dungDải tốc độSPD1SPD0S100Lệnh bên ngoàiĐiện áp giữa VREF và GND-10V ~ +10VS201Tham số lựa chọnP1-09-50000 ~ 50000S310P1-10-50000 ~ 50000S411P1-11-50000 ~ 50000
- Phạm vi cài đặt thông số là từ -50000 đến 50000. Tốc độ cài đặt = Giá trị cài đặt x 0.1 (v/p).
Ví dụ:- P1-09 = +30000; Tốc độ cài đặt = +30000 x 0,1 = 3000 v/p.
- P1-10 = +1000; Tốc độ cài đặt = +30000 x 0,1 = 100 v/p. - P1-11 = -30000; Tốc độ cài đặt = +30000 x 0,1 = -3000 v/p.
► Bước 3: Thông số cài theo ví dụ ở Bước 2 - Ta ON tín hiệu DI1 để servo ở chế độ ON.
- Nếu cả DI3 (SPD0) và DI4 (SPD1) đều OFF → Động cơ quay theo điện áp tương tự đặt ban đầu. - Nếu DI3 (SPD0) ON → Động cơ chạy ở tốc độ 3000 v/p. - Nếu DI4 (SPD1) ON → Động cơ chạy ở tốc độ 100 v/p.
- Nếu cả DI3 (SPD0) và DI4 (SPD1) đều ON → Động cơ chạy ở tốc độ -3000 v/p. Nếu muốn dừng servo ta OFF tín hiệu DI1.
4.3.3 Cài đặt biến tần nhiều cấp tốc độ để điều khiển động cơ
Bước 1: Kết nối đầy đủ dây nguồn cấp động lực, nguồn điều khiển Bước 2 : Reset biến tần: P00.18 = 1
Bước 3: Cài đặt biến tần: P00.01 = 1 (run) P00.06 = 6 (cài đặt chế độ đa cấp tốc độ) P05.01 (s1) = 16 P05.02 (s2) = 17 P05.03 (s3) = 18 P05.04 (s4) = 19 P01.04 = 20% P01.06 = 40% P01.08 = 60% P01.10 = 100%
4.3.4: Đo tốc độ vòng quay của bánh đà
Sơ đồ đấu nối
4.3.5: Sơ đồ đấu nối để đo điện áp chiết áp trong qua đầu ra Analog AO1 của đồng hồ MT4Y-DV- 4N
Sơ đồ đấu nối
4.3.6: Sơ đồ đấu nối để đo dòng của động cơ qua đồng hồ MT4Y-AA-4N
Sơ đồ đấu nối
4.3.7: Sơ đồ đấu nối để đo dòng của chiết áp ngoài qua đầu ra Analog AO2 của đồng hồ MT4Y- DA-4N
Chương 5 TỔNG KẾT 5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại trong sản xuất ngày nay. Giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề công nghệ cao là một trong những phương án hiệu quả nhất. Sau thời gian được sự hướng dẫn của các thầy đặc biệt là thầy Phạm Quang Thành và thầy Đặng Khắc Hùng chúng em đã xây dựng và thiết kế chế tạo thành công mô hình hệ thống ĐÀO TẠO TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
NÂNG CAO nhằm đáp ứng nhu cầu học và giảng dạy của giáo viên và sinh viên cũng như tăng
chất lượng đào tạo về nghành tự động hóa. Trong phạm vi đề tài, chúng em sử dụng sử dụng các thiết bị điều khiển là biến tần GD20 INVT cùng với hệ thống driver + động cơ và SERVO. Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc một cách nghiêm túc cùng với sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của thầy cô giáo Khoa Điện công nghiệp, đến nay chúng em đã hoàn thành xong đề tài. Với đề tài này chúng em sử dụng biến tần và hệ thống driver SERVO cùng hệ thống các module trợ giúp (nút ấn , đèn báo , đồng hồ) để tăng tính linh động và phong phú trong thí nghiệm. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã vận dụng những kiến thức đã học, tự mình đáng giá trình độ bản thân, nghiên cứu và học hỏi tìm ra phương pháp giải quyết, tiếp cận với những thiết bị thực tế. Đặc biệt trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm được sự giúp đỡ của khoa về trang thiết bị vật tư, sự quan tâm hướng dẫn, cố vấn kỹ thuật và nhưng ý kiến đóng góp nhiệt tình xây dựng về tài liệu, phương pháp tiến hành làm đề tài của thầy giáo hướng dẫn. Bên cạnh đó là thời gian làm phù hợp với lịch học nên đề tài đã được hoàn thành đúng theo yêu cầu.
5.2 NHỮNG KHÓ KHĂN
Do chưa có kinh nghiệm về làm đề tài, việc tìm hiểu sâu về các thiết bị còn hạn chế, và còn vướng bận đến kì thực tập nên thời gian cho chúng em hoàn thành đề tài không có nhiều. Tài liệu các thiết bị chủ yếu bằng tiếng anh nên mất thời gian nghiên cứu nhiều. Đây là lần đầu tiên chúng em làm đề tài, tiếp xúc thiết bị chưa được nhiều, cách tổ chức, làm việc nhóm trong quá trình thực hiện còn chưa cao. Nên mô hình và báo cáo không thể tránh khỏi sai sót, nhiều điểm chưa được thiết kế logic và khoa học. Trong mô hình có nhiều thiết bị mới như:động cơ servo, Driver servo... nên cách lập trình và cài đặt còn đang gặp nhiều khó khăn.Các thiết bị được đưa vào đề tài là các thiết mới, hiện đại, đi đôi với đó là giá thành còn đắt chi phí cao cần sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhà trường. Vì vậy chúng em những người thực hiện đề tài rất mong được sự quan tâm, những ý kiến đóng góp về các thầy cũng như các bạn sinh viên. Những ý kiến đóng góp là bài học kinh nghiệm cần thiết và bổ ích cho công việc sau này của chúng em. Với kiến thức hạn chế và kinh nghiệm non kém thời gian có hạn nên chúng em chưa hoàn thiện được đề tài một cách hoàn thiện nhất.
5.3 Ý KIẾN ĐỐNG GÓP
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, chúng em thấy việc dạy học trong nhà trường rất tốt khả quan. Các trang thiết bị gần như đầy đủ và hiện đại, điều này rất có lợi cho các bạn sinh viên theo học tại trường nói chung và khoa điện công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế cần khắc phục như trang thiết bị không đủ để làm các mạch ứng dụng, các thiết bị xuống cấp nhiều mà chưa được khắc phục. Các mô hình panel còn chưa được sử dụng nhiều trong việc học thực hành.
Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiêu Nhà trường, các thầy cô giáo trong Khoa Điện công nghiệp và các thầy cô giáo đã trang bi cho chúng em những kiến thức cơ bản trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, tạo cơ sở để chúng em bước vào cuộc sống một cách tự tin. Đặc biệt cảm ơn thầy Phạm Quang Thànhvà thầy Đặng Khắc Hùng nhiệt tình giúp đỡ, quan tâm và đóng góp kiến thưc cho chúng em trong quá trình làm đề tài.
5.4 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỦA NHÓM
Hình 5.1: Hình ảnh lên ý tưởng, thiết kế đề tài
Hình 5.3: Hình ảnh kết nối thiết bị