Trìnhđộ học với việc lựa chọn giới tính

Một phần của tài liệu Luận văn " Một số giảI pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và giảm mức sinh ở Thanh Hoá " pps (Trang 53 - 54)

II. ẢNH HƯỞNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ĐẾN HÀNH

2.Trìnhđộ học với việc lựa chọn giới tính

Việt nam nói chung và Thanh hóa nói riêng còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nơI mà tư tưởng trọng namkhinh nữ vẫn đang cònphổ biến, tư tưởng muốn có con trai để nối rõi tông đường vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức họ. Khi nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn với việc lựa chọn giới tính, chúng ta lại nhận thấy trình độ học vấn của người mẹ có ảnh hưởng không nhỏ đến sở thích có con trai, con gái. Trong một cuộc đIều tra về quan niệm con trai, con gái ở đồng băng bắcbộ một câu hỏi được đặt ra là “ theo chị nếu trong gia đình chưa có con trai hoặc con gái có nhất thiết phải đẻ cho đến khi có con trai, con gái không ? và thu được kết quả như sau.

Bảng 24: Giáo dục của người mẹ và giới tính của con Đơn vị %

Văn hoá Trai Gái

Có Không Không ý kiến Có Không Không ý kiến < 7 78,2 17,4 4,3 30,4 65,2 4,3 = 7 62,0 38,0 0 30,4 69,6 0 > 7 37,5 62,5 0 37,5 62,5 0 Tổng số 64,0 35,0 1 31,5 68,0 1

Nguồn: Dân số đồng băng bắc bộ những người nghiên cứu từ góc độ xã hội học

Từ kết quả trên ta có thể kết luận tỷ lệ ưa thích con trai cao hơn con gái rất nhiều (64% so với 31,5%), nếu chỉ xét về sự ưa thích con trai cho thấy có tới 78,2% phụ nữ dưới lớp 7 trả lời phải đẻ cho bằng được con trai trong khi đó tỷ lệ này ở phụ nữ lớp 7 là 62% và phụ nữ trên lớp 7 là 37,5%. Sự khác biệt giữa tỷ lệ cao nhất và tỷ lệ thấp nhất là hơn hai lần. Như vậy trình độ học vấn càng cao thì quan niệm về giới tính càng được cân bằng.

Trong một cuộc phỏng vấn được tiến hành ở một xã miền núi huyện Hà trung- Thanh hóa, một xã còn nghèo, trình độ học vấn của người dân còn tương đối thấp. Trong số 8 gia đình được hỏi thì đa số trong số họ có từ 2-3 con, có gia đình có tới 4-5 con. Đối với nững gia đình có trình độ lớp 4 lớp 5 thì ho đều cho rằng họ thích sinh con trai hơn con gái, khi được hỏi nếu sinh đếncon thứ 2vẫn là con gái thì chị có tiếp tục sinh cho bằng được con trai không ? thì họ trả lời là có, còn đối với những người có trìng độ lớp 7 cũng

câu hỏi như vậy đa số họ đểutả lời rằng chỉ nên có hai con va họ không muốn đông con, nhưng nếu cả 2 con đều là con gái nếu có điều kiện về kinh tế thì họ rất muốn có thêm một đứa con trai, đối với những người có trình độ trên lớp 7 thì hị cho rằng chỉ nên có từ một đến hai con và họ quan niệm rằng con trai hay con gái đều là con của mình, cái chính lầphỉ cho nó ăn học nên người, tuy nhiên họ cũng cho rằng nên có một con trai và một gái là hợp lý nhất.

Từ hai dẫn chứng trên ta có thể kết luận về sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đên sviệc lựa chọn giới tính ở Thanh hóa nư sau: ở Thanh hóa nói riêng và Việt nam nói chung vẫn còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo “trong nam khinh nữ” nhưng mức độ ảnh hưởng có sự khác nhau nó phụ thuộc vào trình độ học vấn. Đối với những người phụ nữ có trình độ học vấn thấp thì vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng này, còn đối với những người có trình độ học vấn thì họ dường như chủ động hơn trong việc lưa chon giới tính, tuy nhiên họ phảI sống trong môi trường mà tư tưởng nho giáo trong đại đa số người dân thì, nhất là đối với những người cao tuổi nên trong tư tưởng của họ ít nhiều vẫn mang tư tưởng đó.

Một phần của tài liệu Luận văn " Một số giảI pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và giảm mức sinh ở Thanh Hoá " pps (Trang 53 - 54)