IV Quan hệ với ngân sách
1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu 2.536 0,97 072 0,39 42,27
3.8. Kết luận và kiến nghị
3.8.1. Kết luận
Sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá tình hình Tổng chi phí của CTCP Vinalines, có thể thấy năm 2020 là một năm kinh doanh không mấy khởi sắc của doanh nghiệp, các con số âm ở 5 nhóm ngành chi phí chính và chỉ duy nhất nhóm chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty là tăng trưởng, đã cho thấy công ty đã cho thấy Vinalines Logistics đang gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế và chịu nhiều tổn thất nặng nề với các loại chi phí khác nhau
Giai đoạn 2019-2020, là năm ảnh hưởng nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát làm ngưng trệ toàn bộ hoạt động KT-XH nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp nói riêng. Hầu hết các công ty thành viên thuộc Vinalines đều bị thua lỗ lớn và kéo dài liên tục. Các giai đoạn bùng phát dịch bệnh trong nước từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020, tháng 7/2020, tháng 12/2020 gây ra vô vàn khó khăn cho công ty và khiến Vinalines Logistics chao đảo. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại các nước trên thế giới còn diễn biến phức tạp hơn Việt Nam rất nhiều, khiến cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp liên tục gián đoạn. Việc lưu thông tại các tuyến cửa khẩu gần như đóng băng do đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch bệnh, ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển hàng hóa và hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
3.8.2 Giải pháp và kiến nghị
• Đề xuất với Chính phủ một số cơ chế, chính sách hỗ trợ “sơ cấp cứu” ngắn hạn như: gia hạn thuế, giảm lãi suất cho vay. Ngoài ra, Vinalines cũng xin ý kiến các cấp chức năng xem xét điều chỉnh kế hoạch kinh doanh hàng năm để phù hợp với tình hình thực tế.
• Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tuyệt đối và phần mềm quản lý công nghệ 4.0 để phân tích dữ liệu nhằm tăng năng suất công việc và tiết kiệm chi phí quản lý. Nếu chúng ta lấy công nghệ làm cốt lõi của sự phát triển, để hình thành một dịch vụ logistics hiện đại; Từ đây, các giải pháp vận chuyển, giao hàng chuyên nghiệp và dịch vụ hậu cần thông minh kết hợp với IoT sẽ giúp chuẩn hóa quy trình kinh doanh, tối ưu hóa chi phí và nguồn lực kinh doanh.
• Quản lý tài chính hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phân bổ vốn hợp lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm tối đa hóa lợi ích của công ty.
• Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ có trách nhiệm để giao nhận, xuất nhập khẩu chứng từ. Xây dựng đội ngũ lái xe có trình độ và kỹ năng chuyên nghiệp, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp lương khoán, suy nghĩ theo mục tiêu đã hoạch định.
• Lập biểu giá dịch vụ phù hợp và chi tiết cho từng loại hàng hóa để khách hàng có thể hiểu rõ và dễ hiểu.
• Xây dựng chiến lược cụ thể và rõ ràng cho việc sử dụng đầy đủ các dịch vụ kèm theo hàng hóa, cụ thể là nhằm giảm chi phí và tạo ra lợi nhuận cho xã hội. • Cần cấp bách cơ cấu lại đội tàu biển, phá dỡ tàu cũ, lạc hậu, hiệu quả kinh
doanh thấp, đầu tư tàu mới đủ sức cạnh tranh trên các tuyến vận tải, xuất nhập khẩu.