Phân tích chi tiết

Một phần của tài liệu Phân tích tổng chi phí theo yếu tố của doanh nghiệp logistics vinalines (Trang 25 - 35)

IV Quan hệ với ngân sách

2.2.1 Phân tích chi tiết

2.2.1.1 Nhóm chỉ tiêu giá trị sản lượng

Năm 2020 là một năm nhiều khó khăn với ngành logistics Việt Nam do ảnh hưởng chung của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu, khiến toàn bộ hoạt động thương mại, vận tải, kho bãi đều bị ảnh hưởng. Nhìn chung giá trị sản lượng năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019, cụ thể giảm 648,356 tỷ tương ứng với tỷ lệ 70,55%. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chỉ tiêu khác của quá trình kinh doanh: như lao động tiền lương, tài chính, lợi nhuận và mối quan hệ ngân sách. Có thể nói giá trị sản lượng là chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá chất lượng hoạt động của doanh

nghiệp. Những nguyên nhân khiến giá trị sản lượng của doanh nghiệp sụt giảm:

Nguyên nhân chủ quan

 Doanh nghiệp không kê khai doanh thu đối với giá trị hàng tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp chỉ kê khai doanh thu phần dịch vụ làm thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa cho khách hàng, điều này đã làm giảm doanh thu của công ty tương ứng với việc giảm giá trị hàng tạm nhập tái xuất.

 Đầu tư doanh nghiệp trong thương mại quốc tế vẫn còn hạn chế, kìm hãm sự phát triển trong định hướng xuất khẩu.

Nguyên nhân khách quan

 Kinh tế thế giới sụt giảm : Do đại dịch Covid-19 diễn ra đã gây tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới như ngành Du lịch, Vận tải thua lỗ nặng, hoạt động sản xuất bị thu hẹp, sức mua giảm mạnh. Sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến sự tăng trưởng sản lượng của Việt Nam nói chung và Vinalines nói riêng.

 Vào nửa đầu quý I/2020, dịch bệnh bùng phát hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển gần như tê liệt, dẫn đến các đội tàu biển trong một vài tháng không có đơn hàng chạy 2 chiều, mà chủ yếu neo chờ.

 Những biện pháp chính phủ đề ra trong việc giãn cách xã hội, phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid -19 đã khiến các chuỗi cung ứng bị “đứt gãy” trên quy mô toàn cầu.

 Các tuyến Trung Quốc, Hàn Quốc… từ các hang tàu ONE, HMM hay một số hang khác đều giảm tàu nối tất cả các tuyến, ảnh hưởng đến lịch trịch xuất hàng và chất lượng dịch vụ.

 Các tuyến hàng nhập trên các tuyến về Việt Nam giảm mạnh, một số thị trường bị kiểm dịch gắt gao.

 Một số hàng gom từ các cảng về cảng Cái Mép – Thị Vải để xuất khẩu sang nước ngoài giảm mạnh khiến các tàu feeder trong cảnh “đói hàng”.

2.2.1.2 Nhóm chỉ tiêu lao động – tiền lương

a) Tổng số lao động bình quân :

Trong năm 2020 đã giảm 23 nhân viên tương ứng tỷ lệ giảm 12,8% so với năm 2019. Nguyên nhân làm giảm chỉ tiêu lao động bình quân:

Nguyên nhân chủ quan

 Vì sản lượng hạn chế, doanh nghiệp buộc thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến việc cắt giảm nhân sự nhằm cân bằng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi cơ cấu, thay thế hoặc thêm mới một số máy móc, công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Do vậy buộc phải cắt giảm lao động tại một số vị trí.

Nguyên nhân khách quan

 Do lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới cả hàng không và cảng biển tại nhiều quốc gia, đã khiến đội tàu biển của Vinalines đang đợi hàng tại Ấn Độ, Bangladesh... không thể thay thế thuyền viên làm giảm nhân công và không thể thay đổi thủy thủ đoàn như thường lệ

 Có nhiều hợp đồng bị hủy chuyến diễn ra, khiến số lượng tàu phải nằm lay-up tăng lên, khiến cho lao động không có việc làm.

 Số lao động bị cắt giảm do chính phủ thực hiện việc giãn cách xã hội, khiến nhiều lao động phải ở nhà, một số công nhân từ các vùng dịch cũng bị doanh nghiệp cắt giảm nhằm đảm bảo sức khỏe cho xã hội.

b) Năng suất lao động bình quân

Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân giảm 66.25% tương đương với 3.382.000.000 đồng so với kỳ gốc. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động trên là:

Nguyên nhân chủ quan

27

 Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là quy mô kinh tế của doanh nghiệp đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất với những trang thiết bị hiện đại nên năng suất lao động sẽ được giảm đi.

 Nguyên nhân thứ 2 do chỉ tiêu sản lượng doanh nghiệp giảm khiến cho lao động không có việc làm, một số lao động phải chịu cảnh cắt giảm số giờ làm việc.

Nguyên nhân khách quan

 Thương mại toàn cầu giảm hơn 15% trong nửa đầu năm 2020, khiến thị trường lao động bị gián đoạn nghiêm trọng dẫn đến năng suất động cũng bị ảnh hưởng.

 Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động. Một số vị trí lao động được tiến cử sang nước ngoài để học tập và cống hiến cho doanh nghiệp phát triển, nhưng do dịch bệnh nên đã gặp nhiều khó khăn.

c) Tiền lương bình quân

Tiền lương bình quân năm 2020 giảm 1,15% so với kỳ gốc. Nguyên nhân của việc giảm tiền lương bình quân là:

Nguyên nhân chủ quan

 Do năng suất lao động giảm nên tiền lương bình quân nhân viên đã giảm theo

Nguyên nhân khách quan

 Do nhu cầu tiêu thụ thị trường giảm xuống đã khiến nhiều lao động trở nên không có việc làm, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm số giờ lao động khiến cho tiền lương bình quân của lao động giảm.

d) Chỉ tiêu tổng quỹ lương

Có thể nói, năng suất lao động chính là bàn đạp quan trọng trong việc thúc đẩy biến động tổng quỹ lương. Năm 2020 giảm 13,73% tương ứng với 2.586.000.000 đồng so với kỳ gốc (2019), nguyên nhân gây suy giảm chính là:

Nguyên nhân chủ quan

 Do doanh nghiệp đã thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự

 Vì tổng quỹ lương phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, nên khi lợi nhuận giảm thì tổng quỹ lương sẽ bị ảnh hưởng và giảm theo. .

 Các khoản thưởng tết, phụ cấp, ngày lễ được hạn chế.

Nguyên nhân khách quan

 Sự sụt giảm kinh tế thế giới có tác động mạnh đến tăng trưởng của doanh nghiệp đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ lương lao động.

2.2.1.3 Nhóm chỉ tiêu tài chính

a) Doanh thu

Tổng doanh thu năm 2020 của Vinalines là 275.598 triệu đồng, đạt 96% so với nghị quyết đại hội và bằng 29,96% so với năm 2019.

29

Hình 2. 2: Biểu đồ kết cấu doanh thu của Vinalines Logistics năm 2020

Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, hàng chuyên ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng doanh thu (72,4 %), còn lại đến từ doanh thu cung cấp dịch vụ chiếm 27,7 %.

Doanh thu của công ty đã giảm sâu so với cùng kì 2019 với mức giảm gần 70%, sở dĩ có sự sụt giảm lớn như vậy xuất phát từ các nguyên nhân sau đây.

Nguyên nhân chủ quan

 Năm 2019 doanh thu hàng tạm nhập tái xuất của CTCP Vinakines là 665.572 triệu đồng, năm 2020 công ty đã dừng làm hàng tạm nhập tái xuất nên doanh thu hàng tạm nhập tái xuất là 0 đồng.

 Năm 2019 công ty thực hiện ghi nhận giá trị hàng hóa của khách hàng khi thực hiện dịch vụ logistics nhưng đến năm 2020, theo kiến nghị tại Biên bản thanh tra của Bộ tài chính ngày 04/09/2019, công ty quyết định không ghi nhận giá trị hàng hóa của khách hàng khi ghi nhận giá trị doanh thu.

Nguyên nhân khách quan

 Năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng do nhiều yếu tố bất lợi như dịch bệnh Covid-19, thiên tai, căng thẳng thương mại và các vấn đề địa chính trị. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến tháng 9/2020, hầu hết các chỉ số kinh tế chính đều kém khả quan hơn so với cùng kỳ năm 2019 và xuống đến mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục thống kê Riêng số liệu nhập khẩu: Tổng cục hải quan

 Thương mại toàn cầu giảm khoảng 3,5% so với quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Cá quy định về giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và vận chuyển ở nhiều quốc gia đã khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn làm giảm lượng nhu cầu vận chuyển, khiến doanh thu của công ty cũng bị tác động.

 Do ảnh hưởng của dịch bênh COVID-19 khiến hoạt động dịch vụ logistics, giao nhận, vận tải, đại lý hãng tàu, kho bãi…gặp nhiều khó khăn, nhiều hợp đồng phải hủy bỏ, doanh thu cũng vì thế mà đi xuống.

 Nhiều đội tài chạy tuyến quốc tế đi châu Mỹ, châu Phi…suốt nhiều tháng trời bị cấm biên cũng như không có đơn hàng chạy về hay hai chiều mà chủ yếu chỉ

31

dừng neo chờ. Từ đó bị các dối tác yêu cầu giảm giá cước thuê vận chuyển gây giảm doanh thu.

 Giá cước tuyến Bác – Nam giảm từ 10 – 20%, chỉ còn 5,5 triệu đồng/ container 20 feet và 6 triệu đồng/ container 40 feet

 Ngành vận tải biển đang đối mặt với sự sụt giảm nhu ầu vận chuyển container lên tới 6,4 triệu TEU trên phạm vi toàn cầu. Số lượng các chuyến trống và bị cắt giảm các tuyến vận tải chính của các hãng tàu ngày càng tăng.

b) Chỉ tiêu chi phí

Bên cạnh doanh thu thì tổng chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra cũng giảm đáng kể so với năm 2019 với những con số khá tương đồng.

Tổng chi phí năm 2020 của doanh nghiệp là 271.260 triệu đồng, giảm 70,4% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng nếu đem so sánh với tỷ trọng doanh thu, chi phí doanh nghiệp bỏ ra vẫn chiếm gần 98,4%. Sau đây sẽ là những nguyên nhân ảnh hường đến việc chi phí năm 2019 giảm mạnh.

Nguyên nhân chủ quan

 Do lượng sản phẩm dịch vụ bị cắt giảm dẫn đến chi phí sử dụng trang thiết bị, nhiên liệu cũng được tiết giảm để phù hợp với khối lượng công việc mà công ty đảm nhận.

 Số lượng nhân viên bị cắt giảm trong năm là 44 người do tình hình dịch bệnh COVID 19 nên chi phí nhân công, chi phí công đoàn cũng theo đó mà giảm theo.

 Vì tình hình dịch bệnh nên các chuyến du lịch cho cán bộ công nhân viên, các chương trình sự kiện hàng năm của công ty cũng bị hủy bỏ từ đó cũng cắt giảm được một khoản lớn chi phí.

 Chi phí bảo hiểm cho phương tiện vận tải giảm vì cắt giảm đội xe, đội tàu.

Nguyên nhân khách quan

 Vì tình hình dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành nên nhu cầu của người dân đối với sản phẩm cũng giảm đi, khi khách hàng không còn có nhu cầu về sản 32

phẩm hay dịch vụ thì công ty cũng sẽ không gia tăng hoạt động của mình, chi phí bỏ ra cũng vì thế mà giảm sâu.

c) Chỉ tiêu lợi nhuận

Năm 2020 chứng kiến tổng doanh thu của công ty giảm nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của Vinalines đạt 4.290 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kì năm 2019, đạt 54% so với nghị quyết kế hoạch đề ra. Sở dĩ lợi nhuận năm 2020 của doanh nghiệp tăng lên là do:

Năm 2020, công ty phát sinh ghi nhận khoản thu nhập cổ tức hơn 4,2 tỷ đồng từ góp vốn liên doanh.

Nhiều khoản mục chi phí lớn như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân công… giảm sâu so với năm 2019.

2.2.1.4 Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân sách

a) Thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ vào bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có thể thấy thuế thu nhập doanh nghiệp mà Vinalines phải nộp năm 2020 là 48 triệu đồng chỉ bằng 5,32% so với con số 903 triệu đồng vào năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ tình hình dịch bệnh gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài khoản thu nhập cổ tức từ vốn góp liên doanh là 4,2 tỷ đồng, thì khoản lợi nhuận doanh nghiệp có được từ hoạt động kinh doanh dịch vụ chỉ vỏn vẹn 240 triệu đồng.

b) Thuế GTGT

Cùng với thuế TNDN, thuế GTGT cũng giảm sâu so với cùng kì năm ngoái. Cụ thể thuế TNDN công ty phải nộp năm 2020 là 164 triệu đồng, giảm hơn 21 tỷ so với năm 2019 tương đương mức giảm hơn 99%. Các hoạt động mua vào của công ty năm 2020 hầu như đều được tiết giảm một cách tối đa, công ty không mua sắm nhiều vào

năm vừa qua vì tình hình dịch bệnh phức tạp cũng như viêc trang thiết bị vẫn còn sử dụng tốt hay không cần thiết sử dụng đến.

c) Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội năm 2020 đạt 2.843 triệu đồng, giảm 13,7 % so với năm 2019 tương ứng với mức giảm 452 triệu đồng. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi số lượng lao động bình quân trong năm 2020 của Vinalines đã bị cắt giảm 44 người, do đó số tiền trích nộp BHXH cũng giảm theo.

Một phần của tài liệu Phân tích tổng chi phí theo yếu tố của doanh nghiệp logistics vinalines (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w