Cơ hội hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Brune

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN BRUNEI (Trang 42 - 46)

Việt Nam và Brunei chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 29- 2-1992. Trong suốt nhiều năm qua, mối quan hệ hữu nghị và truyền thống giữa hai nước luôn được lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng xây dựng và vun đắp. Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Brunei ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả và ổn định. Mặc dù kim ngạch thương mại còn hạn chế nhưng Brunei đã trở thành đối tác thương mại, nhà đầu tư tiềm năng và đáng tin cậy của Việt Nam.

1. Thương mại

Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Brunei như: hàng  thủy sản, sản phẩm từ sắt thép, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, gạo. Về nhập khẩu, Dầu thô là mặt hàng chính Việt Nam nhập từ Brunei, đạt kim ngạch hơn 66,8 triệu USD trong 4 tháng đầu năm nay

Lãnh đạo hai nước khẳng định quan hệ kinh tế giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để tăng cường hợp tác.Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Brunei đạt nhiều kết quả khởi sắc, với kim ngạch thương mại hai chiều giai đoạn 2010-2015 tăng hơn 3 lần, từ 24,2 triệu USD năm 2010 lên 73,7 triệu USD năm 2015.

Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương đạt 97,7 triệu USD. Mặc dù vậy, kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng.

Năm 2017, kim ngạch hai chiều đạt hơn 73 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 21,5 triệu USD và nhập khẩu gần 51,6 triệu USD. Việt Nam xuất sang Brunei chủ yếu là hàng thủy sản và gạo, nhập khẩu từ Brunei chủ yếu là hóa chất trong đó dầu mỏ chiếm 69%.

Năm 2018, kim ngạch hai chiều đạt hơn 54 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập khẩu đạt 36 triệu USD và xuất khẩu đạt 18,4 triệu USD.

Năm 2019, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 244 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập khẩu đạt 177 triệu; xuất khẩu đạt 66 triệu USD.

Hai bên phấn đấu sẽ đưa kim ngạch song phương lên 500 triệu USD vào năm 2025. thông qua các biện pháp xúc tiến thương mại, đầu tư, tăng cường kết nối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh trao đổi thông tin về chính sách, thị trường.

Tính đến hết năm 2019 Brunei có 170 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng số vốn 1.08 tỷ USD, đứng thứ 4 trong ASEAN và thứ 22 trong tổng số hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Tính riêng năm 2019 Brunei có thêm 13 dự án (gồm cấp mới, tăng vốn, và góp vốn mua cổ phần) đạt mức 69.6 triệu USD đầu tư vào Việt Nam.

Phía Việt Nam hiện có hai dự án đầu tư tại Brunei với số vốn đăng ký là 3,6 triệu USD. Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam cũng trúng nhiều gói thầu có giá trị cao xây dựng cơ sở hạ tầng tại Brunei như là cầu-đường, nhà máy dầu khí và phân bón…

Một số dự án lớn của hai bên

dự án (cấp phép năm 2008) của Công ty TNHH New City với tổng số vốn 1 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dịch vụ du lịch, resort, nhà hàng khách sạn tại tỉnh Phú Yên.

Dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 25/1/2008 và đã được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 8/7/2008. Dự án do Công ty TNHH New City Properties Development (Brunei) làm chủ đầu tư và do ông Chen Li Hsun, Chủ tịch HĐQT làm đại diện.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên trao Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH New City Việt Nam

Khi đó, dự án này có tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD, diện tích hơn 560 ha, chia làm 4 khu vực, gồm: Khu đảo Hòn Chùa, Hòn Dứa, Hòn Than 30 ha; Khu Bãi Súng (Bãi Xép) 235 ha; Khu An Phú 142,52 ha; Khu đô thị Nam TP. Tuy Hòa 100 ha.

Sau 6 năm triển khai gặp nhiều khó khăn, nay chủ đầu tư đề xuất cắt giảm quy mô diện tích, cơ cấu lại nguồn vốn và tìm kiếm đối tác tham gia.

Năm 2014 Dự án tìm được hướng đi mới, khi có sự tham gia của Tập đoàn Sun Rise Việt Nam, với tư cách là đối tác lớn nhất.

Như vậy, theo giấy chứng nhận đầu tư mới, quy mô diện tích Dự án giảm từ 565 ha còn 357,52 ha và quy mô vốn đầu tư giảm từ 4,3 tỷ USD còn 1 tỷ USD. Dự án chia thành 3 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn I (2014 - 2015), thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công một số hạng mục chính như siêu thị, cầu cảng, trung tâm dịch vụ, sân golf 18 lỗ…

Giai đoạn II (2016 - 2019), triển khai xây dựng khu bãi tắm, sân golf 36 lỗ và nhà Câu lạc bộ golf, khách sạn 4 sao tại Bãi Súng. Ngoài ra, xây dựng Khu resort Gành Ông với 1 khách sạn 5 sao, 1 resort; khu công viên nước...

Giai đoạn III (2020 - 2021), sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng Khu an dưỡng, 2 khách sạn 5 sao (1.000 phòng), khu biệt thự, gồm biệt thự vườn và biệt thự phố và đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại của khu vực Bãi Súng.

Việt Nam có 1 dự án đầu tư tại Brunei của Công ty TNHH Kim Thịnh trị giá 650.000 USD trong lĩnh vực kinh doanh kim loại, kim loại màu, kim loại quý, hóa chất. Hay là trong năm 2018, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam - Lilama đã trúng gói thầu trị giá 85 triệu USD xây dựng nhà máy phân bón có tổng trị giá 1,3 tỷ USD.

3. Lao động

Với diện tích chỉ 420 nghìn người, nhưng tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nơi đây lại rất thấp trong khi nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Điều này dẫn đến hiện tượng thiếu hụt một lượng lớn lao động phục vụ trong các ngành công nghiệp.. Brunei là thị trường nhiều tiềm năng, phù hợp với lao động phổ thông của Việt Nam, trong tương lai có thể tiếp nhận hàng chục ngàn lao động Việt Nam.

Hiện đang có khoảng 1.000 lao động Việt Nam làm việc tại Brunei, chủ yếu là lao động phổ thông trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp hóa dầu và lọc dầu. Một số doanh nghiệp đưa lao động sang Brunei làm việc với chi phí rất cao (trên 50 triệu đồng)

Giờ làm việc: 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, làm thêm giờ được hưởng tiền làm thêm theo quy định của Chính phủ Brunei; chỗ ở cho người lao động được chủ sử dụng lao động cung cấp miễn phí; phí dịch vụ cho doanh nghiệp Việt Nam

Đối với lao động xây dựng: mức lương cơ bản đối với lao động không nghề không thấp hơn 16B/ngày(1B tương đương 10.000 VND); đối với lao động có nghề không thấp hơn 18B$/ngày; phí môi giới không quá 350 USD/người/hợp đồng 2 năm. Người lao động được chủ sử dụng cung cấp miễn phí trang thiết bị, vật dụng xây dựng và bảo hộ lao động.

Lao động nghề may: mức lương cơ bản không thấp hơn 250B$/tháng; phí môi giới không quá 250 USD/người hợp đồng 2 năm.

Lao động dịch vụ: làm các nghề không thuộc danh mục cấm; mức lương cơ bản không thấp hơn 300B$/tháng; phí môi giới không quá 300 USD/người.

Lao động nông nghiệp: mức lương cơ bản không thấp hơn 300B$/tháng; phí môi giới không quá 250 USD/người.

Lao động giúp việc gia đình: mức lương cơ bản không thấp hơn 300B$/tháng; phí môi giới không quá 300 USD/tháng. Ngoài ra, người lao động trong các nghề may, dịch vụ, nông nghiệp và giúp việc gia đình còn được chủ sử dụng cung cấp 3 bữa ăn miễn phí hoặc trợ cấp tiền ăn.

4. Triển vọng

Quan hệ giữa Việt Nam và Brunei còn có nhiều khó khăn. Do những đặc tính nội tại của nền kinh tế Brunei: thị trường nhỏ bé, kinh tế nhiều năm qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn; bộ máy hành chính lại trì trệ, quan liêu; bộ phận kinh tế tư nhân ở Brunei so với các nước ASEAN khác lại nhỏ bé, yếu kém và thụ động (95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ). Trong chính sách đầu tư ra bên ngoài, Brunei chủ yếu nhằm vào bất động sản, tài chính, chứng khoán ở một số nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, úc, Singapore, Philippines ... và gần đây nhất là góp 132 triệu USD cùng với phía Thái Lan lập quỹ đầu tư 200 triệu USD.

Về thương mại, là nước phải nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa nên từ lâu Brunei đã thiết lập được các mạng lưới cung cấp tin cậy từ các bạn hàng truyền thống; do đó, hàng ta chen chân vào là khá khó khăn (như hàng năm Brunei nhập khoảng 30 ngàn tấn gạo từ Thái Lan.

Để thúc đẩy các mối quan hệ trên giữa hai nước phát triển trong thời gian tới, tương xứng với tiềm năng của hai bên, hai nước phải có những biện pháp tháo gỡ những vướng mắc và cản trở nêu trên đây.

Hiện tại, quan hệ hữu nghị nồng ấm giữa hai nước đã được nâng cấp lên Đối tác Toàn diện, thể hiện cam kết của hai bên trong việc tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác quý báu, vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Quan hệ Đối tác Toàn diện mới được thiết lập sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chính

gồm chính trị, quốc phòng-an ninh, thương mại-đầu tư, năng lượng, giáo dục-xã hội, giao lưu nhân dân, và các lĩnh vực khác cùng quan tâm, cũng như hợp tác trong các khuôn khổ đa phương.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN BRUNEI (Trang 42 - 46)