Sinh trưởng của Bạch đàn Urophylla với tính chất đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất tròng rừng bạch đàn UROPHYLLA làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ (Trang 57 - 68)

4.3.1. Xây dựng phương trình tương quan

Để xác định các yếu tố đất cĩ ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn, đề tài đã sử dụng chương trình xử lý thống kê SPSS để xây dựng phương trình tương quan giữa sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn uro với một số yếu tố độ phì đất tại Phú Thọ, cụ thể là: độ đay tầng đất, dung trọng đất, hàm lượng sét vật lý, pHKCl,, hàm lượng mùn, hàm lượng đạm tổng số. Kết quả được trình bày cụ thể sau đây:

Với độ dày đất.

Kết quả chạy tương quan giữa độ dày tầng đất với tăng trưởng thể tích cây với nhiều hàm cho thấy hàm phi tuyến tính bậc 3 (CUB) cĩ độ chính xác cao nhất (chi tiết ở phần phụ lục) và cĩ phương trình dạng:

dtVc= -3.30*10-8*Đ3 + 9,76*10-4*Đ – 0,016 (r= 0,9495) (4.1)

Trong đĩ: dtVc- Tăng trưởng thể tích cây hàng năm (m3/cây/năm) Đ- Độ dày tầng đất (cm) DTVC DAYDAT 80 70 60 50 40 30 20 .05 .04 .03 .02 .01 0.00 Observed Cubic

Đồ thị 4.1: Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla với độ dày tầng đất

Kết quả phân tích tương quan hồi quy theo hàm bậc 3 (CUB) cho thấy sinh trưởng bình quân năm của cây Bạch đàn urophylla phụ thuộc rất chặt vào độ dày tầng đất dưới rừng (r= 0,9495). Điều này phù hợp với thực tế khi khảo sát thực địa và nhận định ở phần 4.2.

Với dung trọng đất.

Tương tự như độ dày tầng đất kết quả chạy tương quan giữa dung trọng (tầng 0- 10cm) của đất với tăng trưởng thể tích cây với nhiều hàm cho thấy hàm phi tuyến tính bậc 3 (CUB) cĩ độ chính xác cao nhất và cĩ phương trình dạng:

dtVc= -0,051*dv3 + 0,073*dv + 0,027 (r = 0,9257) (4.2)

Trong đĩ: dtVc- Tăng trưởng thể tích cây hàng năm (m3/cây/năm) dv- dụng trọng đất (g/cm3) DTVC DV 1.6 1.5 1.4 1.3 1.2 .05 .04 .03 .02 .01 0.00 Observ ed Cubic

Đồ thị 4.2: Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla với dung trọng của đất

Theo kết quả thu được thì sinh trưởng bình quân năm của cây Bạch đàn urophylla tỷ lệ nghịch với dung trọng đất và phụ thuộc rất chặt vào dung trọng đất (r= 0,9257).

Sét vật lý

Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS cho kết quả mối tương quan giữa hàm lượng sét vật lý (tầng 0- 10cm) của đất với tăng trưởng thể tích cây với nhiều hàm cho thấy hàm phi tuyến tính bậc 3 (CUB) cĩ độ chính xác cao nhất và cĩ phương trình dạng:

dtVc= 6,79*10-7*S3- 1,4`*10-4*S2 + 0,009*S- 0,143 (r= 0,7069) (4.3)

Trong đĩ: dtVc- Tăng trưởng thể tích cây hàng năm (m3/cây/năm) S- Hàm lượng sét vật lý (%) DTVC SETVLY 80 70 60 50 40 30 20 .05 .04 .03 .02 .01 0.00 Obs erv ed Cubic

Đồ thị 4.3: Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla với hàm lượng sét vật lý của đất

Tuy nhiên, hệ số r của phương trình 4.3 thấp (r= 0,7069) nên sự tương quan giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla với hàm lượng sét vật lý trong đất là thấp.

pHKCl.

Tương tự phương trình tương quan giữa tăng trưởng sinh khối bình quân năm của cây Bạch đàn urophylla với pHKCl cĩ dạng:

dtVc= -0,017*pH2 + 0,16*pH – 0,327 (r= 0,708) (4.4)

Trong đĩ: dtVc- Tăng trưởng thể tích cây hàng năm (m3/cây/năm) pH- pHKCl của đất DTVC PH 4.6 4.4 4.2 4.0 3.8 3.6 3.4 3.2 .05 .04 .03 .02 .01 0.00 Obs erv ed Cubic

Đồ thị 4.4: Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla với pHKCl của đất

Tuy nhiên sự tương quan giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla với pHKCl của đất cũng thấp, thể hiện ở hệ số r của phương trình 4.4 thấp (r=0,708)

Mùn.

Mùn là yếu tố quan trọng của độ phì đất, nĩ quyết định khả năng cung cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng. Phương trình tương quan giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla với hàm lượng mùn trong đất (tầng 0- 10cm) cĩ dạng:

dtVc = - 0,00062*MO3 + 0,274*MO – 0,0272 (r= 0,9107) (4.5)

Trong đĩ: dtVc- Tăng trưởng thể tích cây hàng năm (m3/cây/năm) MO- Hàm lượng mùn tổng số trong đất (%)

DTVC MUN 4.0 3.5 3.0 2.5 2.0 1.5 1.0 .05 .04 .03 .02 .01 0.00 Observed Cubic (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồ thị 4.5: Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn với hàm lượng mùn trong đất

Kết phân tích tương quan cho thấy sinh trưởng của Bạch đàn urophylla phụ thuộc chặt chẽ vào hàm lượng mùn trong đất, điều này được thể hiện rất rõ qua giá trị của hệ số r trong phương trình 4.5 cao (r=0,9107)

Nitơ tổng số

Cũng tương tự như trên phương trình tương quan giữa tăng trưởng sinh khối bình quân năm của cây Bạch đàn urophylla với hàm lượng nitơ tổng số trong đất cĩ dạng:

dtVc= 9,06*Nts3 – 4,88*Nts2 + 1,054*Nts – 0,049 (r= 0,902) (4.6)

Trong đĩ: dtVc- Tăng trưởng thể tích cây hàng năm (m3/cây/năm) Nts- Hàm lượng nitơ tổng số trong đất (%)

DTVC NTS .22 .20 .18 .16 .14 .12 .10 .08 .06 .05 .04 .03 .02 .01 0.00 Obs erv ed Cubic

Đồ thị 4.6: Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn với hàm lượng Nts

Cũng giống hàm lượng mùn, hàm lượng nitơ tổng số trong đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của Bạch đàn urophylla (r = 0,903)

Nhận xét:

Qua phân tích tương quan giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla và một số tính chất tơi thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng chặt rõ rệt nhất đến sinh trưởng của Bạch đàn urophylla là:

• Dung trọng đất

• Mùn tổng số

• Nitơ tổng số

Mối quan hệ giữa sinh trưởng, mùn, dung trọng và độ dày tầng đất.

Kết quả phân tích tương quan cho thấy: Cĩ mối quan hệ chặt chẽ giữa sinh trưởng của rừng với giữa sinh trưởng của rừng với các yếu tố Dung trọng, độ dày, mùn. Phương trình tương quan cĩ dạng như sau:

dtVc= 0,003 + 0,001*Đ – 0,022*dv + 0,005*M r= 0,944

Chú thích:

• DtVc: tăng trưởng bình quân năm (m3/ha/năm)

• Đ: Độ dày tầng đất.(cm)

• Dv: Dung trọng.(g/cm)

• M: Mùn.(%)

4.3.2. Đề xuất bảng phân hạng đất vi mơ cho trồng rừng Bạch đàn urophylla ở Phú Thọ và thử nghiệm phân hạng.

4.3.2.1. Đề xuất bảng tiêu chuẩn phân hạng.

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy: Cĩ rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất của rừng trồng Bạch đàn. Tuy nhiên kết quả xử lý thống kê và đánh giá trên thực tế cho thấy: mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng của Bạch đàn là khác nhaụ Vì vậy, đề tài sẽ lựa chọn những yếu tố nào cĩ ảnh hưởng rõ rệt nhất và dễ xác định nhất trên thực địa để phân hạng.

Dựa vào đặc điểm sinh lý, sinh thái; kết quả gây trồng trên thực tiễn tại tỉnh Phú Thọ và kết quả nghiên cứu của đề tài (phân tích tương quan giữa sinh

trưởng của Bạch đàn urophylla với một số yếu tố đất tại Phú Thọ), chúng tơi đề xuất bảng phân hạng đất vi mơ cho trồng rừng Bạch đàn urophylla tại Phú Thọ như sau:

Bảng 4.7. Bảng phân hạng đất vi mơ cho trồng rừng Bạch đàn urophylla tại Phú Thọ Hạng đất/ cấp năng suất Loại đất Độ dốc (0) Độ dày (cm) Thực bì Dung trọng (g/cm3) Mùn (%) Hạng I: Cấp năng suất > 20m3/ha/năm Fq, FP, FS < 10 > 70 e, f < 1,3 > 3 Hạng II: Cấp năng suất

15- 20 m3/ha/năm FS,Fq, FP 10- 20 50- 70 b, c, e 1,3- 1,4 2- 3 Hạng III: Cấp năng suất 10- 15 m3/ha/năm FS, Fq, FP 20- 35 30- 50 a, d 1,4- 1.5 1- 2 Hạng IV: Cấp năng suất < 10 m3/ha/năm E > 35 < 30 a, d > 1,5 < 1

Chú thích: Fp: Đất feralit nâu đỏ trên phù sa cổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Fq: Đất Feralit vàng đỏ trên cuội kết, sa thạch, sa phiến thạch. FS Đất Feralit đỏ vàng trên phiến sét, mica, gơnaị

E: Đất xĩi mịn trơ sỏi đá, kết von. a: Cỏ lơng lợn chiếm ưu thế

b: Cỏ lào, lá tre, cỏ may

c: Sim, mua, cây bụi chịu hạn xen kẽ d: Tế guột dày đặc

e: cây bụi chịu hạn che phủ kín f: Chít chè vè, đom đĩm, nứa tép

Như vậy:

Cĩ thể sử dụng 4 yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn là: Độ dày, thảm thực bì, Dung trọng và Mùn để phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn tại tỉnh Phú Thọ.

4.3.2.2. Thử nghiệm phân hạng.

Sử dụng các nguồn thơng tin là Bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000 của Lâm trường Đoan Hùng, bản đồ khí hậu thủy văn của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và mơi trường rừng và bản đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất trồng rừng sản xuất Bạch đàn (bảng 4.7), bằng phương pháp chồng ghép bản đồ, chúng tơi thử nghiệm phân hạng đất cho Đội 8 Lâm trường Đoan Hùng, kết quả như sau:

Bản đồ 4.4: Thử nghiệm phân hạng đất trồng rừng bạch đàn Urophylla tại Lâm trường Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.

Sử dụng cơng cụ tính tốn, xuất kết quả từ Mapinfo sang excel cho kết quả như sau:

Bảng 4.8. Kết quả thử nghiệm phân hạng đất tại Đoan Hùng- Phú Thọ

TT Hạng đất Diện tích

(ha)

% Ghi chú

1 Hạng I 79,5 55 Năng suất > 20m3/ha/năm 2 Hạng II 39,0 27 Năng suất 15- 20 m3/ha/năm 3 Hạng III 26,0 18 Năng suất 10- 15 m3/ha/năm 4 Hạng IV 0 0 Năng suất < 10 m3/ha/năm

Tổng cộng 144,5 100

Nhận xét: Phần lớn diện tích đất trồng rừng thuộc khu vực đội 8 – Lâm trường Đoan Hùng thích hợp với việc trồng rừng Bạch Đàn.. Cụ thể như sau - Diện tích đất hạng I là: 79,5ha, chiếm 55%.

- Diện tích đất hạng II là: 39 ha chiếm 27%. - Diện tích đất hạng III là: 26 ha chiếm 18%. - Diện tích đất hạng IV: Khơng cĩ.

Kiểm tra, đánh giá độ chính xác của bảng phân hạng.

Sau khi xây dựng bản đồ thử nghiệm phân hạng đất vi mơ cho Đội 8 lâm trường Đoan Hùng- Phú Thọ, chúng tơi đã tiến hành điều tra thực tế ngồi hiện trường 10 ơ tiêu chuẩn tại Đội 8 của lâm trường để kiểm tra độ chính xác của bảng phân hạng. Kết quả kiểm tra được thể hiện ở bảng 4.9 sau:

Bảng 4.9: Kiểm tra độ chính xác của bảng phân hạng đất vi mơ cho trồng rừng Bạch đàn urophylla

TT Địa điểm

Các yếu tố điều tra

Xếp hạng theo thuyết Năng suất/ hạng thực tế Loại đất Độ dốc (0) Độ dày tầng đất (cm) Thực bì trước khi trồng Dung trọng (g/100cm3) Mùn (%)

1 Lơ 3-Đội 8 Fs 9 75 e 1,23 3,25 I 22,5/I

2 Lơ 7-Đội 8 Fs 8 80 e 1,22 3,33 I 23,6/I

3 Lơ 6-Đội 8 Fs 5 90 f 1,15 3,12 I 25,0/I

4 Lơ 2-Đội 8 Fp 12 55 b 1,30 2,31 II 18,9/II

5 Lơ 13-Đội 8 Fs 15 60 e 1,32 2,55 II 17,8/II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Lơ 11-Đội 8 Fs 18 70 c 1,38 2,25 II 19,3/II

7 Lơ 10-Đội 8 Fs 20 55 b 1,35 2,16 II 14,3/III

8 Lơ 9-Đội 8 Fs 25 35 a 1,45 1,91 III 12,3/III

9 Lơ 4-Đội 8 Fs 30 40 a 1,40 1,86 III 13,5/III

10 Lơ 5-Đội 8 Fp 23 45 d 1,43 1,56 III 11,9/III

Chú thích:

Fq: Đất Feralit vàng đỏ trên cuội kết, sa thạch, sa phiến thạch. FS Đất Feralit đỏ vàng trên phiến sét, mica, gơnaị

E: Đất xĩi mịn trơ sỏi đá, kết von. Fp: Đất feralit nâu đỏ trên phù sa cổ a: Cỏ lơng lợn chiếm ưu thế b: Cỏ lào, lá tre, cỏ may

c: Sim, mua, cây bụi chịu hạn xen kẽ d: Tế guột dày đặc

e: cây bụi chịu hạn che phủ kín f: Chít chè vè, đom đĩm, nứa tép

Kết quả kiểm tra độ chính xác cho thấy trong 10 ơ điều tra cĩ 9 cĩ năng suất phù hợp với bảng phân hạng đề ra ở bảng 4.7 và bản đồ 4.4 ở trên, chỉ cĩ một ơ tiêu chuẩn (Lơ 10- đội 8) cĩ năng suất thực tế (hạng III) thấp hơn so với bảng phân hạng lý thuyết (hạng II). Điều này là cĩ thể do cây giống và kỹ thuật chăm sĩc khơng tốt nên cây bị chết một phần và sinh trưởng kém. Như vậy, kết quả phân hạng trên bản đồ và kiểm tra thực tế đo đếm ngồi hiện trường cho thấy: Năng suất rừng trên thực tế đo hầu hết nằm trong các cấp phân chia trên bản đồ, một số điểm cĩ sai số nhưng khơng nhiều (10%). Vì vậy cĩ thể sử dụng bảng phân hạng trên, để phân hạng đất trồng rừng và dự đốn năng suất rừng trồng cho tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất tròng rừng bạch đàn UROPHYLLA làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ (Trang 57 - 68)