Phương pháp thay thế liên hoàn

Một phần của tài liệu LUÂN VĂN: "Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Ninh Thanh" docx (Trang 35 - 39)

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NGUỒN TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ

1. Các phương pháp dùng để phân tích

1.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số trong đó có sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp thay thế liên hoàn cho phép thu nhận một dãy số những giá trị điều chỉnh bằng cách thay thế liên hoàn, các giá trị ở kỳ gốc của các nhân tố ảnh hưởng bằng giá trị của các kỳ báo cáo. Mỗi lần thay thế là một lần tính toán riêng biệt. Kết quả tính toán được khi thay thế trừ đi giá trị của kỳ gốc hoặc giá trị thay thế lần trước thể hiện mức độ ảnh hưởng nhân tố đó đến đối tượng phân tích. Nếu số chênh lệch mang dấu (+) thì ảnh hưởng tăng và ngược lại. Khi thay thế một nhân tố phải giả định nhân tố khác không đổi. Các nhân tố thay đổi phải được sắp xếp trong công thức tính toán theo một trình tự hợp lý. Khi thay đổi trình tự thay thế có thể cho ta những kết quả khác nhau, nhưng tổng của chúng không đổi.

Các bước áp dụng:

- Bước1: Xác lập công thức nhằm xác định đối tượng phân tích và các nhân tố ảnh hưởng. Khi xác định công thức phải chú ý sắp xếp các nhân tố số lượng trước, chất lượng sau theo nguyên tắc “lượng đổi thì chất đổi”.

- Bước 2: Thay thế nhằm xác định ảnh hưởng của từng nhân tố, ở bước này ta căn cứ vào công thức đã xác định rồi tiến hành thay thế từ trái sang phải.

Khi thay thế ta cho nhân tố đang nghiên cứu biến động từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, cố định nhân tố đứng sau nó ở kỳ gốc và nhân tố đứng trước nó ở kỳ phân tích.

Khi thay thế xong ta tính ngay giá trị của lần thay thế đó và ảnh hưởng của nhân tố nào đó sẽ bằng giá trị lần thay thế của nhân tố đó - giá trị lần thay thế trước hoặc giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc nếu là lần thay thế đầu tiên.

Ưu nhược điểm: Lần tính toán sau kế thừa ngay kết quả của lần tính toán trước do vậy sẽ đơn giản trong phép tính và tổng cộng ảnh hưởng của các nhân tố bao giờ cũng vừa đúng bằng số chênh lệch chung do tính bù trừ. Chính vì vậy nếu một bước tính toán sai sẽ làm cho kết quả tính toán sau cũng sai mà khó phát hiện.

Giả sử một chỉ tiêu phân tích có ba nhân tố ảnh hưởng được thể hiện bằng biểu thức:

T = (x, y, z) = x*y*z

Trong đó T là chỉ tiêu tổng hợp cần phân tích

T là hàm số và x, y, z là những biến số biểu thị sự biến đổi của ba nhân tố ảnh hưởng

Ta có: T0 = f(x0, y0, z0) = x0*y0*z0 là giá trị kỳ gốc T1 = f(x1, y1, z1) = x1*y1*z1 là giá trị kỳ thực tế

T(x) = f(x1, y0, z0) = x1*y0*z0 là giá trị điều chỉnh của nhân tố x T(y) = f(x1, y1, z0) = x1*y1*z0 là giá trị điều chỉnh của nhân tố y T(z) = f(x1, y1, z1) = x1*y1*z1 là giá trị điều chỉnh của nhân tố z

Số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích được xác định bằng công thức: ∆T = f(x1, y1, z1) - f(x0, y0, z0) = x1*y1*z1-x0*y0*z0

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích: Số chênh lệch do tác động của nhân tố x:

∆T(x) = f(x1, y0, z0) - f(x0, y0, z0) = x1*y0*z0 – x0*y0*z0

Số chênh lệch do tác động của nhân tố y:

∆T(y) = f(x1, y1, z0) - f(x1,y0, z0) = x1*y1z0 – x1y0*z0

Số chênh lệch do tác động của nhân tố z:

∆T(z) = f(x1, y1, z1) – f(x1, y1, z0)=x1*y1*z1 – x1*y1*z0

Tổng hợp lại ta có sự thay đổi của chỉ tiêu phân tích bằng tổng các sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng:

Phương pháp thay thế liên hoàn được sủ dụng trong phân tích chi phí kinh doanh để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đên tổng quỹ lương và chi phí lãi vay phải trả. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng như trên :

VD: Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lãi tiền vay. Flv =Số tiền vay * Thời gian vay * Lãi suất vay Flv Là chỉ tiêu tổng hợp cần phân tích

Số tiền vay, thời gian vay, lãi suất vay là các nhân tố ảnh hưởng đên chi phí trả lãi tiền vay.

Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của cá nhân tố tới chi phí lãi tiền vaygiống như trên.

Flv(0) = ST0 * t0 * r0 Chi phí lãi vay kỳ gốc

Flv(1) = ST1 * t1 * r1 Chi phí lãi vay kỳ phân tích Số chênh lệch của chỉ tiên phân tích (chi phí trả lãi tiền vay): ∆Flv = ST1 * t1 * r1 - ST0 * t0 * r0

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: số tiền vay, thời gian vay và lãi suất vay tới chi phí trả lãi tiền vay như sau:

Số chênh lệch do tác động của số tiền vay: ∆Flv(st) = ST1 * t0 * r0 - ST0 * t0 * r0

Số chênh lệch do tác động của thời gian vay: ∆Flv(t) = ST1 * t1 * r0 - ST1 * t0 * r0

Số chênh lệch do tác động của nhân tố lãi suất vay: ∆Flv(r) = ST1 * t1 * r1- ST1 * t1 * r0

∆Flv = ∆Flv(st) + ∆Flv(t) + ∆Flv(r)

st : Số tiền vay t : Thời gian vay r : Lãi suất vay

Một phần của tài liệu LUÂN VĂN: "Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Ninh Thanh" docx (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w