Thu thập thông tin tại các điểm kiểm tra/khảo sát

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực tập nghề nghiệp 4 (Trang 29 - 31)

Khi tất cả các công việc chuẩn bị bao gồm lên kế hoạch, tập huấn, chuẩn bị trang thiết bị và hệ thống SMART đã được thiết lập, TTTR (kiểm lâm địa bàn) có thể bắt đầu khảo sát thực địa (đo đếm và báo cáo diễn biến rừng).

- Tiếp cận điểm cần khảo sát: Trong quá trình tuần tra địa bàn nên chọn

phương tiện giao thông phù hợp và đi cùng người dân địa phương. TTTR nên sắp xếp sao cho việc tiếp cận đến điểm cần khảo sát là thuận tiện nhất. Có thể sử dụng chức năng dẫn đường trong phần mềm máy tính bảng để thuận lợi hơn trong quá trình tiếp cận điểm có biến động theo báo cáo (nếu có).

- Đo đếm diễn biến rừng bằng máy tính bảng: Khi đã tiếp cận được điểm biến động rừng theo báo cáo (nếu có), TTTR sẽ thu thập các số liệu cần thiết bằng máy tính bảng. Việc khảo sát bắt đầu bằng đo đếm diện tích biến động, chụp ảnh (có gán thông tin địa lý) thực địa để làm bằng chứng khảo sát. Khi đã hoàn thành việc đo đếm diện tích và chụp ảnh, TTTR cần điền các thông tin vào phiếu thực địa trong máy tính bảng.

- Lưu trữ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu: Trong quá trính tuần tra bảo vệ rừng nhập

dữ liệu vào hệ thống SMART đã thiết lập.

3.7. Phương pháp đánh giá sinh viên * Nội dung * Nội dung

- Kỹ năng: Thực hiện được các kỹ năng theo mục tiêu của bài học, kết quả đánh giá các thực hành của bài học đạt điểm trung bình trở lên

- Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Sinh viên chủ động trao đổi thu thập thông tin.

* Phương pháp

Đánh giá thông qua kết quả báo cáo nội dung tại bản báo cáo thu hoạch cuối đợt thực tập nghề nghiệp.

Các nội dung trong báo cáo cần đề cập:

- Trình bày về quá trình thực hiện tuần tra và kiểm tra rừng.

- Trình bày các kết quả đạt được khi thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm tra rừng. Các bài học kinh nghiệm thu được.

3.8. Tài liệu cần tham khảo

- Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT, Qui định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, ngày 16 tháng 1 năm 2018.

- VNFF và Pannature (2017), Hướng dẫn thực hiện giàm sát – đánh giá chi trả dich vụ môi trường rừng cấp tỉnh, Phần 2. Sử dụng ứng dụng di động giám sát tuần tra bảo vẹ rừng trong chi trả DVMTR cấp tỉnh - Sử dụng SMART trong quản lý SCDL và truy xuất các báo cáo hoạt động.

BÀI 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC VÀ THAM MƯU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ RỪNG CẤP XÃ

4.1. Mục tiêu

- Giải thich được khái niệm, thực trạng, nguyên tắc, nội dung và việc thực hiện chương trình/kế hoạch công tác năm của kiểm lâm địa bàn

- Giải thích được mục đích yêu cầu của xây dựng phương án/kế hoạch bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

- Xây dựng được hương trình/kế hoạch công tác năm của kiểm lâm địa bàn và phương án/kế hoạch bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

4.2. Yêu cầu

- Sinh viên phải đọc trước hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác năm; kế hoạch bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Sinh viên tham gia thực tập nghề nghiệp phải tuân thủ yêu cầu của chương trình đào tạo và các quy định khác của nhà trường, thực hiện tốt các quy định của pháp luật, của đơn vị và địa phương đến thực tập.

- Sinh viên phải tham dự 100% các hoạt động: Nghe giảng, hướng dẫn xây dựng kế hoạch/phương án, phỏng vấn lấy thông tin và hoạt động nhóm trao đổi thông tin.

4.3. Địa điểm

- Sinh viên thực hiện bài 4 tại Cơ quan kiểm lâm (Hạt kiểm lâm huyện và Trạm kiểm lâm cụm xã).

4.4. Phân bổ thời gian

- Sinh viên thực hiện bài 4 với thời lượng 40 tiết thực tế (ngày 12 - 15).

4.5. Lý thuyết cơ bản liên quan

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực tập nghề nghiệp 4 (Trang 29 - 31)