Phân tích tình hình mua hàng và tồn kho hàng hoá.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ppt (Trang 57 - 59)

2. 2) PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ MUA HÀNG CỦA CÔNG TY BÁCH HOÁ SỐ 5 NAM BỘ.

2.2.7 Phân tích tình hình mua hàng và tồn kho hàng hoá.

Để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, công ty bách hoá số 5 Nam Bộ đã tiến hành tổ chức lại khâu cung ứng hàng hoá cho hoạt động bán hàng của công ty. Với số vốn lưu động bình quân khoảng ba tỷ đồng

mà phần lớn lại là vốn do vay mượn, huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty nhưng công ty đã cố gắng quay vòng vốn kinh doanh do đó trị giá hàng mua vào năm 2002 tăng 4475510 nghìn đồng so với năm 2001 tương ứng tỷ lệ tăng là 15.24% điều này ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của công ty trong công tác mua hàng. Sang năm 2003 giá trị mua vào tăng so với năm 2002 là 5926390 nghìn đồng tỷ lệ tăng là 17.52%. Tỷ lệ tăng năm 2003 so với năm 2002 lớn hơn tỷ lệ tăng của năm 2002 so với năm 2001.Điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đã được mở rộng.

Bên cạnh nguồn hàng mua vào thì hàng hoá tồn kho cũng là một vấn đề quan trọng đảm bảo cho công tác bán hàng của công ty. Trị giá hàng tồn kho năm 2002 so với 2001 tăng 1.06%. Mặc dù trị giá hàng tồn kho tăng nhưng thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu (15.94%). Năm 2002tỷ lệ tăng của trị giá hàng tồn kho là 4.76% so với năm 2002.

khi đó nhu cầu bán ra lên tới 11137474 nghìn đồng. Trong quý này doanh nghiệp cũng tính toán khá tốt để đảm bảo mức tiêu thụ vừa đủ so với mức mua vào và mức dự trữ đầu kì. Với mức dự trữ đầu kì khá lớn doanh nghiệp rút kinh nghiệm để làm sao mua không quá nhiều. Điều đó được thể hiện ở mức dự trữ cuối kì của quý IV. Tuy nhiên ở quý này do mức dự trữ cuối kì chính là mức dự trữ đầu kì sau mà thông thường đối với công ty quý I bao giờ cũng có mức dự trữ khá lớn nên doah nghiệp đã tính toán sao cho dự trữ cuối kì lớn để đảm bảo có hàng cho quý I đầu năm sau.

Nhìn chung kế hoạch mua hàng của công ty khá hợp lí. Công ty đã tính toán khá chính xác thời điểm nào tiêu thụ nhanh, thời điểm nào quá trình tiêu thụ diễn ra chậm để có kế hoạch mua hàng cho phù hợp. Tuy nhiên công ty nên chú ý đến mức tiêu thụ của quý II và quý III để tránh tình trạng hàng tồn kho quá nhiều làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ppt (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w