Phân tích nội dung học thuyết dòng chảy hai bước và ứng dụng trong thực môi trường truyền thông hiện nay, lấy ví dụ chứng minh

Một phần của tài liệu Đề cương các học thuyết báo chí và truyền thông (Trang 26 - 28)

môi trường truyền thông hiện nay, lấy ví dụ chứng minh

Trả lời: (Hiểu đơn giản học thuyết là ảnh hưởng hạn chế của truyền thông, người lãnh đạo có uy tín, rất quan trọng)

Lý thuyết “dòng chảy hai bước” được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1944 ở Mỹ, trong một nghiên cứu của Paul Lazarsfeld, Bernard Berelson, và Hazel Gaudet có tên “The People’s Choice”. Nghiên cứu này tập trung vào quá trình ra quyết định của con người và tác động của truyền thông đại chúng đến quá trình này. Lý thuyết này sau đó được phát triển bởi Katz and Lazarsfeld vào năm 1955.

Ý tưởng thường chảy từ phương tiện thông tin truyền thông (báo, đài) đến những lãnh đạo ý kiến (Opinion leaders) và từ những người này đến những bộ phận ít năng động hơn trong xã hội.

Bước một: Thông điệp của truyền thông đại chúng đến với Lãnh đạo ý kiến Bước hai: Các lãnh đạo ý kiến truyền các lý giải cá nhân của họ cùng nội dung thực sự của thông điệp đến những người bị ảnh hưởng.

Nghiên cứu về sự khuếch tán tập trung vào các điều kiện có thể tăng hay giảm sự thích thú và quan tâm như một ý tưởng mới, sản phẩm mới hoặc việc áp dụng công nghệ mới sẽ được các thành viên của nền văn hóa đã có chấp nhận. Sự khuếch tán của thuyết đổi mới dự đoán rằng truyền thông cũng như truyền thông cá nhân cung cấp thông tin và sự đánh giá cũng như ý kiến có ảnh hưởng.

Các nghiên cứu về việc sự đổi mới xuất hiện như E.M. Rogers (1995) cho rằng nó bao gồm 4 giai đoạn: sáng chế, khuếch tán (truyền thông) thông qua hệ thống xã hội, thời gian và kết quả. Thông tin chảy qua mạng lưới. Vai trò của mạng lưới và ý kiến chủ chốt của lãnh đạo xác định khả năng của sự quan tâm và thích thú để sự

đổi mới đó được chấp nhận. Nghiên cứu về sự khuếch tán đổi mới được đưa ra để giải thích khả năng đa dạng hóa có ảnh hưởng như thế nào và tại sao người sử dụng chấp nhận một nền tảng thông tin mới như Internet. Các nhà lãnh đạo đưa ra ý kiến ảnh hưởng đến hành vi của công chúng thông qua sự tiếp xúc cá nhân, nhưng trung gian bổ sung được gọi là các tác nhân thay đổi cũng bao gồm trong quá trình khuếch tán.

Ứng dụng tại Việt Nam

Ứng dụng của Lý thuyết này được áp dụng rộng rãi trong các chiến dịch tranh cử, bầu cử; thăm dò ý kiến, phiếu tín nhiệm, quảng cáo… Lý thuyết này cho phép dự đoán ảnh hưởng của thông điệp truyền thông đến hành vi của người tiếp nhận trên cơ sở phân tích một cách cẩn thận để xác định đối tượng mục tiêu của thông điệp, sau đó xác định nhóm người lãnh đạo ý kiến. Bởi lẽ những người lãnh đạo ý kiến có xu hướng giống với những người mà họ gây ảnh hưởng dựa vào các yếu tố nhân cách, sở thích, nhân khẩu học hoặc kinh tế – xã hội.

Các nhà lãnh đạo quan điểm là những người tiếp xúc trước tiên với một nội dung truyền thông cụ thể, và những người này giải thích nội dung đó dựa trên ý kiến của riêng mình. Sau đó họ bắt đầu truyền tải các ý kiến đến công chúng, những người sau đó trở thành “tín đồ ý kiến”. Đặc biệt, Lý thuyết dòng chảy hai bước cho ta biết về cách thức phương tiện truyền thông đại chúng tác động đến việc ra quyết định. Lý thuyết này cho phép dự đoán ảnh hưởng của thông điệp truyền thông đến hành vi của người tiếp nhận.

Dựa trên lý thuyết này, khái niệm “ảnh hưởng cá nhân” ra đời, phản ánh quá trình can thiệp của thông điệp trực tiếp của truyền thông và phản ứng của đối tượng tiếp nhận đối với thông điệp đó.

Ví dụ: Đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đưa ra thông điệp “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”đã nhận được sự ủng hộ của các Bộ ngành, giới truyền thông và đông đảo nhân dân cả nước. Hay thông diệp về “Nhà nước pháp quyền” nhân dịp đầu năm mới 2014. Thông điệp viết: “Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của

Một phần của tài liệu Đề cương các học thuyết báo chí và truyền thông (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w