Phân tích lý thuyết đóng khung và liên hệ với thực tiễn đời sống báo chí Việt Nam hiện nay qua một số sự kiện điển hình như (NĐ 100, đại dịch

Một phần của tài liệu Đề cương các học thuyết báo chí và truyền thông (Trang 39 - 42)

Việt Nam hiện nay qua một số sự kiện điển hình như (NĐ 100, đại dịch Corona)

Trả lời: Học thuyết câu 16

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 267/BTTTT-TTCS ngày 01/02/2020 về việc tuyên truyền phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra, gửi các cơ quan báo chí, sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí bám sát sự chỉ đạo của Ban Bí thư tại Công văn số 79-CV/TW ngày 29/1/2020; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020; thông tin do Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Đồng thời, cơ quan báo chí cần phản ánh nỗ lực và quyết tâm của các ngành, các cấp và địa phương trong phòng, chống dịch bệnh.

Các cơ quan báo chí tăng thời lượng, số lượng tin, bài khuyến cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và cách thức phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao ý thức người dân tuân thủ các khuyến cáo, biện pháp của cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; không lơ là, chủ quan nhưng không được gây hoang mang, lo lắng trong xã hội; không để ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với các nước.

Đồng thời, cần cập nhật thường xuyên, liên tục, chính xác, đầy đủ trên tất cả loại hình báo chí về diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, ngăn chặn lây lan dịch bệnh từ nguồn chính thức (của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Conora gây ra, của Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền).

Báo chí không sử dụng “tít” và nội dung bài nghi vấn, suy đoán, gán ghép, liên hệ thiếu căn cứ, không đúng bản chất sự việc, thận trọng và phải kiểm chứng thông tin từ các cơ quan chức năng khi khai thác thông tin từ báo chí nước ngoài.

Đối với hệ thống thông tin cơ sở, tập trung thời lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã những thông tin khuyến cáo người dân và cộng đồng để phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh theo tài liệu của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Conora gây ra.

Theo đó, tập trung thông tin khuyến cáo người dân cần hạn chế các hoạt động có nguy cơ gây bệnh và dấu hiệu nhận biết khi nhiễm bệnh để chủ động đi khám, thông báo ngay cho cơ sở y tế khi có các triệu chứng trên.

Các Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của địa phương; theo dõi thông tin liên tục trên mạng xã hội để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chủ động đấu tranh ngăn

chặn những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh và xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ thông tin và truyền thông, báo chí Việt Nam chủ yếu đưa các thông tin khuyến cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và cách thức phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao ý thức người dân tuân thủ các khuyến cáo.

Công tác tuyên truyền qua báo chí, hệ thống phát thanh, truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại tập trung vào việc phối hợp với Bộ Y tế định hướng nội dung thông tin về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) trên báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử) và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, các mạng lưới quảng cáo điện tử trên các nền tảng khác nhau. Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình mở chuyên trang, chuyên mục, chương trình riêng để thực hiện các chuyên đề, đối thoại, giao lưu trực tuyến, hỏi - đáp trực tuyến nhằm cập nhật thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác tới người dân.

Ngoài tập trung xây dựng, đăng tải các video clip, banner ảnh tĩnh, biểu ngữ cổ động… để tuyên truyền trên các báo điện tử có lượng người xem lớn; xây dựng các tin, bài tuyên truyền trên báo chí nhằm củng cố vững chắc niềm tin của người dân vào sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống y tế cộng đồng, y tế cơ sở; đấu tranh chống các thông tin sai lệch trên mạng xã hội; tổ chức biên tập, lựa chọn các tin, bài từ nguồn Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra và nguồn từ Bộ Y tế phù hợp với từng vùng miền, triển khai phát thanh phát sóng trên hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện và đài truyền thanh cấp xã để khuyến cáo người dân cần hạn chế các hoạt động có nguy cơ gây bệnh và những dấu hiệu nhận biết khi nhiễm bệnh để chủ động đi khám, thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) là một bệnh dịch đang kéo dài và diễn biến phức tạp. Do đó việc lựa chọn và cung cấp thông tin thường xuyên từ phía chính phủ và các ban ngành liên quan là điều mà các nhà Báo đang làm. Tập trung vào ca ngợi các tấm gương người tốt việc tốt như việc em bé dùng tiền lì xì mua khấu trang phát miễn phí cho người đi đường,đồng thời cũng như lên án các hành động tăng giá khấu trang của các nhà thuốc. Kịp thời đính chính các thông tin sai lệch do các cá nhân cố tình đăng lên nhằm chuộc lợi cá nhân về bệnh dịch

Một phần của tài liệu Đề cương các học thuyết báo chí và truyền thông (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w