Về mục tiêu thay đổi bao bì

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm mít sấy vị phô mai (Trang 38 - 39)

Hiện tại: Sản phẩm được đóng gói trong bao bì cao cấp chất liệu màng ghép phức hợp từ 2 đến 3 lớp, chất liệu thường dùng là PET/CPP, PET/PE. Độ dày bao bì trung bình thường làm từ 140mic – 170mic vì khoai môn sấy thường được tạo hình dạng thanh sợi dài và cứng giòn nên bao bì đóng gói Khoai môn sấy thường phải làm độ dày tương đối để đảm bảo khi chứa đựng.

Tuy nhiên theo tài liệu do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổng hợp: “Xem xét lại những món đồ nhựa đựng thực phẩm. Túi, hộp nhựa tuy tiện lợi, nhưng khó bảo quản được chất lượng của đồ ăn. Ngoài ra, với giá thành quá rẻ của những hộp xốp ấy, thật khó để đảm bảo chắc chắn chúng không sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chúng ta.

Môi trường sống trên Trái Đất đang reo những hồi chuông báo động đỏ về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Mỗi năm, thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần 1/3 số túi nilon con người thải ra không được thu gom và xử lý. Hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ trên Trái đất. Tính trung bình, mỗi phút thế giới thiêu thụ 1 triệu chai nhựa… Rác thải nhựa và túi nilon thải ra môi trường đang tăng lên theo cấp số nhân. Chúng đang từng ngày, từng giờ tàn phá, hủy diệt môi trường sống của con người và cả thế giới động vật đặc biệt là sinh vật biển.

Mỗi ngày Việt Nam có gần 400 người chết vì ung thư; đại dương xanh bị ô nhiễm, hàng nghìn loài sinh vật biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì rác thải nhựa.

Con người chỉ mất 1 giây để vứt bỏ nhưng rác thải nhựa và túi nhựa cần đến hàng trăm năm để phân hủy. Hậu quả của chúng với môi trường thực sự khủng khiếp. Nếu không kịp thời hành động, rác thải nhựa và túi nilon sẽ phá hủy hoàn toàn Trái đất và cuộc sống của con người.

Các nghiên cứu an toàn thực phẩm đã chỉ ra rằng, các hóa chất trong nhựa có thể phân hủy và thấm vào thức ăn trong quá trình lưu trữ đặc biệt là thực phẩm ở nhiệt độ chênh lệch (chứa các thực phẩm nóng hay khi bạn cho vào lò vi sóng, tủ đông), tích tụ và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Thức ăn đựng trong hộp thủy tinh vừa cân bằng mùi vị, tươi và đảm bảo chất dinh dưỡng hơn so với hộp nhựa.

Không chỉ sức khỏe, thủy tinh còn là một lựa chọn tốt cho môi trường. Bởi mặc dù nhựa có thể được tái chế nhưng quá trình đó sẽ mất đi tính toàn vẹn của nó còn thủy tinh thì không. Ngoài ra thuỷ tinh có thể dễ dàng rửa sạch và tái sử dụng nhiều lần.

Công bằng mà nói, về cảm quan, thức ăn đựng trong hộp thủy tinh cũng đẹp và trông bắt mắt hơn so với hộp nhựa.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm mít sấy vị phô mai (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w