Hiệu chuẩn hệ thống đo chuyển dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm kiểm tra phân tích động lực học của xy lanh giảm chấn cỡ nhỏ​ (Trang 43)

4.2.1. Theo cơ sở tính toán

Cũng giống như việc hiệu chuẩn hệ thống đo lực. Việc xác định hệ số tỷ lệ Kx trong phép hiệu chuẩn hệ thống chuyển dịch là điều hết sức cần thiết và được xác định như sau:

X = Kx.Vx (4.2.1)

Trong đó: X - là khoảng dịch chuyển tính theo mm của pistong Vx - là tín hiệu điện áp của cảm biến vị trí đo được khi pistong dịch chuyển.

Kx - là hệ số tỷ lệ. Đây là giá trị cần xác định để quy đổi ra giá trị chuyển dịch mm của pistong tương ứng với tín hiệu điện áp đo được.

Để tìm và xác định hệ số tỷ lệ Kx được xác định như sau: Nhìn vào đồ thị hình 4.2 dưới đây ta có:

Hình 4.2. đồ thị quan hệ giữa giá trị điện áp và giá trị dịch chuyển

Theo nguyên tắc của cảm biến đo dịch chuyển thông thường ứng với mỗi giá trị điện áp là một giá trị chuyển dịch, quan hệ này phải là một đường thẳng tuyến tính như trên hình vẽ 4.2. Do vậy để xác định hệ số tỷ lệ Kx ta tính toán như sau:

Kx = j i j i v v ctg x x     (4.2.2) download by : skknchat@gmail.com

Thực hiện: Phạm Hà Phương

4.2.2. Theo thực tế.

Để xác định được chính xác hệ số tỷ lệ Kx, ta thực hiện theo các bước như sau:

+ Bước 1: Sử dụng Thước cặp 1/50 để khống chế các khoảng kích thước của cảm biến vị trí ví dụ ở: 5;10; 20mm… Ở mỗi vị trí cần đo phải khóa chặt kích thước không cho xê dịch.

+ Bước 2: Sử dụng phần mềm LabView để test giá trị điện áp đầu ra tương ứng với khoảng chuyển dịch của cảm biến vị trí.

+ Bước 3: Lập bảng kết quả. Xác định hệ số tỷ lệ Kx. (xem bảng 4.2)

Bảng 4.2 – Kết quả hiệu chuẩn cảm biến vị trí

TT

Khoảng dịch chuyển X của cảm biến được xác định bằng thước cặp

(mm) Điện Áp đầu ra (v) 1 5 0,36 2 10 0,85 3 20 1,83 4 30 2,81 5 40 3,79 6 50 4,77 Từ bảng 4.2 ta có đồ thị sau: download by : skknchat@gmail.com

Thực hiện: Phạm Hà Phương

Nhìn vào đồ thị ta thấy thực tế chứng minh giữa điện áp và chuyển dịch là một đường thẳng tuyến tính. Khi đó hệ số tỷ lệ để quy đổi từ giá trị điện áp (v) sang giá trị chuyển dịch (mm) của cảm biến là: Thay bất kỳ giá trị nào vào công thức 4.2.1 ta được: Kx = 10,204

Kết quả: Kx 10, 204

Một số hình ảnh ghi lại trong quá trình hiệu chuẩn hệ thống đo chuyển dịch xem hình dưới đây:

Thực hiện: Phạm Hà Phương

CHƯƠNG 5:

THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ I. Thí nghiệm trên 3 mẫu giảm chấn ma sát. (xem hình vẽ)

1. Giảm chấn mới ký hiệu M1.

2. Giảm chấn đã qua sử dụng ký hiệu M2.

Thực hiện: Phạm Hà Phương

3. Giảm chấn đã qua sử dụng pistong có dấu hiệu oxi hóa nhiều trên bề mặt ký hiệu M3.

Thực hiện: Phạm Hà Phương

II. Kết quả về mối quan hệ giữa lực và chuyển dịch của pistong.

(xem hình vẽ đồ thị)

1.1. Đối với mẫu M1 thí nghiệm ở vận tốc 10-340mm/s.

1.2. Đối với mẫu M2 thí nghiệm ở vận tốc 10-340mm/s.

Thực hiện: Phạm Hà Phương

2. Đối với mẫu M3

2.1. Thí nghiệm ở vận tốc 10-340mm/s.

III. Kết quả về mối quan hệ giữa lực và vận tốc chuyển dịch của pistong.

Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu và đồ thị sau: 1. Bảng kết quả các mẫu thử M1, M2, M3 TT Vận tốc (mm/s) Lực cản/mẫu (N) Ghi chú M1 M2 M3 1 0 0 0 0 2 10 51,683 52,777 37,517 3 40 85,879 73,816 53,886 4 70 97,665 80,824 59,305 5 100 105,780 85,482 64,049 6 130 110,102 88,787 67,593 7 160 113,449 90,990 70,251 8 190 115,581 92,640 71,969 9 220 114,719 93,769 73,108 10 250 117,226 94,426 73,475 11 280 116,099 94,150 74,281 12 310 118,714 103,382 94,719 13 340 116,775 102,046 91,520 download by : skknchat@gmail.com

Thực hiện: Phạm Hà Phương 1 0 0 0 0 2 -10 -47,528 -48,309 -38,611 3 -40 -77,260 -67,079 -53,688 4 -70 -88,191 -73,931 -60,643 5 -100 -96,843 -78,983 -66,025 6 -130 -99,517 -81,165 -69,802 7 -160 -103,759 -84,323 -72,592 8 -190 -105,270 -85,513 -74,838 9 -220 -104,988 -86,746 -75,757 10 -250 -104,738 -87,228 -76,944 11 -280 -104,966 -87,413 -77,273 12 -310 -109,896 -95,902 -104,557 13 -340 -107,614 -95,045 -100,256

2. Đồ thị so sánh mối quan hệ giữa lực cản và vận tốc chuyển dịch của Pistong ở 3 mẫu khác nhau M1, M2, M3 như sau:

IV. Nhận xét:

- Như vậy từ kết quả thực nghiệm so sánh giữa 3 mẫu M1, M2, M3 thể hiện trong phần II, III chương 5 ta thấy:

1. Về quan hệ giữa lực và chuyển dịch của pistong:

Dễ dàng nhận thầy đối với giảm chấn ma sát còn mới (mẫu M1) có đường cong khép kín đều và ổn định ở mỗi một giá trị vận tốc. Điều này thể hiện lực ma sát được duy trì đều và ổn định trong một khoảng dịch chuyển

Thực hiện: Phạm Hà Phương

của pistong, được xác định từ ban đầu là ±8mm; các vùng nằm ngoài khoảng dịch chuyển này được xác định là do quán tính gây ra, khi ở tốc độ càng cao thì quán tính càng lớn và không được xem là kết quả của phép đo. Và thực tế đối với mẫu giảm chấn càng cũ, pistong bị gỉ sét càng nhiều thì tính ổn định lại giảm rần.

2. Về quan hệ giữa lực và vận tốc chuyển dịch:

Cũng tương tự như quan hệ lực và chuyển dịch; nhìn vào đồ thị ta thấy giá trị lực cản được so sánh mẫu M1>M2>M3; Điều này chỉ ra hệ số cản xủa Giảm chấn mới lớn hơn giảm chấn cũ, do pistong có hiện tượng mòn và gỉ sét gây ra.

Với nhận xét nêu trên chứng minh phép thử trên thiết bị này là đúng.

Thực hiện: Phạm Hà Phương

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được:

- Đã thiết kế, chế tạo được thiết bị thử nghiệm phân tích đặc tính động lực học của giảm chấn ma sát sử dụng trong máy giặt với thông số kỹ thuật phù hợp với phương pháp cần thí nghiệm.

- Sử dụng phần mềm Labview lập trình điều khiển thiết bị hoạt động đáp ứng được yêu cầu thí nghiệm.

- Kết quả thực nghiệm trên các mẫu Giảm chấn ma sát trong máy giặt có mức độ chất lượng khác nhau cho thấy việc đánh giá chất lượng Giảm chấn là chính xác.

2. Thiết bị được chế tạo có thể được sử dụng cho các mục đích:

- Tiến hành các thí nghiệm đo đạc, kiểm tra đánh giá chất lượng giảm chấn ma sát trên các thiết bị dân dụng.

3. Hướng phát triển:

+ Có thể phát triển thiết bị ở dạng thương mại được từ cơ sở kết quả thiết kế và chế tạo thiết bị.

Yêu cầu: Có thiết bị căn chỉnh tiêu chuẩn.

* Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện hạn chế nên thiết bị được chế tạo chưa giải quyết hết được các vấn đề sau:

1). Thiết bị được chế tạo vừa ở dạng prototype (nguyên mẫu), chưa thực sự phải là thiết bị hoàn chỉnh.

+ Kết cấu còn cồng kềnh do tận dụng ray trượt + vít me bi có sẵn.

+ Chưa thiết kế hoàn chỉnh được giao diện mang tính tiện ích và chuyên nghiệp. + Phần hiệu chuẩn thiết bị chỉ thực hiện ở mặt thí nghiệm mang tính nguyên lý, do thiết bị đo chuyện dụng có độ chính xác không cao. Ví dụ như đo lực là lực kế, đo dịch chuyển loacell bằng thước cặp 1/50.

2). Không có các thiết bị căn chỉnh có độ chính xác cao để đánh giá, xác định lại chính xác sai số kết quả đo của thiết bị được chế tạo.

Thực hiện: Phạm Hà Phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Chất – Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1, 2. 2. PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chỉ Sáng, THs. Phan Đăng Phong, Sổ tay thiết kế cơ khí tập 1, 2, 3.

3. Thân Văn Cam, Sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đề tài thiết kế giảm xóc sau xe máy.

4. HALMERS UNIVERSITY OF TECHNOLOGY ;Göteborg, Sweden 2009

5. http://www.dreamstime.com/royalty-free-stock-image-suspension-coil- springs -image9563286. 6. https://vi.aliexpress.com/item/Best-Price-2-pcs-A-Lot-Washer-Front-Load- Part-Black-Plastic-Shell-Shock-Absorber-for/32661444206.html 7. www.future-engine.com/inova_damper_040507.pdf 8. https://sites.google.com/site/mytraintvo/tim-hieu-ve-cac-dac-tinh-ki-thuat- chinh-trong-xe-lua-cac-ban-nhe 9. http://www.suspa.com/us/products/dampers/range/washing-machine- dampers/products/ 10. http://servorepair.blogspot.com/2012/08/asmt04l250ak-delta-servo-servo- motor.html 11. https://uk.mt.com/mt_ext_files/Editorial/Generic/8/MT1260_LoadCell_Datashe et_Editorial-Generic_1159451077207_files/DataSheet_MT1260_en_0707.pdf 12. http://autonics.com.vn/products/products_detail.php?catecode=01/02/01&db_ uid=2100 download by : skknchat@gmail.com

Thực hiện: Phạm Hà Phương

PHỤ LỤC

Bản vẽ kèm theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm kiểm tra phân tích động lực học của xy lanh giảm chấn cỡ nhỏ​ (Trang 43)