Thiết kế nguyên lý máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm kiểm tra phân tích động lực học của xy lanh giảm chấn cỡ nhỏ​ (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ BÀI TOÁN THIẾT KẾ

2.2. Thiết kế nguyên lý máy

Với các thông số lực, vận tốc và chuyển dịch ở giá trị đã được khảo sát ở trên làm cơ sở lựa chọn và tính toán thiết kế thiết bị kiểm tra. Thiết bị được thiết kế, chế tạo phải là thiết bị xác định được các thông số lực, vận tốc và chuyển dịch của pistong thỏa mãn tất cả các giá trị cần đo của giảm chấn cỡ nhỏ như giảm chấn ma sát trong máy giặt.

Từ những yêu cầu trên ta xây dựng sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết

bị thí nghiệm như sau:

Hình 2.2: Nguyên lý hoạt động của thiết bị thí nghiệm

Thực hiện: Phạm Hà Phương

Nguyên lý làm việc của thiết bị: Mẫu thử là bộ giảm chấn ma sát, một đầu của giảm chấn (xy lanh) được gắn vào gối cố định, đầu còn lại (pistong) được gắn vào gối di động, gối di động chuyển động tịnh tiến nhờ cơ cấu tạo chuyển động và một động cơ sẽ giúp cơ cấu tạo chuyển động hoạt động.

Khi động cơ quay, cơ cấu chuyển động làm gối di động di chuyển kéo theo cần pistong của giảm chấn di chuyển từ vị trí A1 về A2 và ngược lại. Để tiến hành thí nghiệm và xác định được thông số lực; vận tốc dịch chuyển; khoảng dịch chuyển, trên thiết bị phải được bố trí hệ thống đo lường, xử lý số liệu. Ví dụ như:

+ Xác định lực cản F, sử dụng loadcell (cảm biến lực) gắn chặt vào gối cố định và đầu xi lanh như trên hình 2.2.

+ Xác định được vận tôc chuyển dịch của pistong thông qua vận tốc quay của động cơ và cơ cấu chuyển động.

+ Khoảng dịch chuyển A hay là đoạn A1A2 chính là biên độ dao động của pistong với xi lanh, được xác định nhờ cảm biến đo chiều dài.

Tất cả các giá trị trên đều được chuyền về bằng tín hiệu điện và được xử lý tín hiệu, phân tích dựa trên các phần mềm chuyên dụng như LabView.

Như vậy các thông số của một thiết bị thí nghiệm theo yêu cầu đặt ra cần có các yếu tố chính như sau:

1. Động cơ (có thể tạo chuyển động khứ hồi) 2. Cơ cấu chuyển động. (chuyển động tịnh tiến) 3. Gối di động 4. Gá bắt đầu di động mẫu. 5. Gá bắt đầu cố định mẫu. 6. Loadcell (cảm biến lực) 7. Cảm biến điện từ (xác định A) 8. Khung thiết bị. 9. Bộ điều khiển.

10. Phần mềm xử lý tín hiệu đầu ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm kiểm tra phân tích động lực học của xy lanh giảm chấn cỡ nhỏ​ (Trang 26 - 27)