Dụng cụ sửa đá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định chế độ sửa đá tối ưu khi mài phẳng thép SKD11 qua tôi (Trang 25 - 28)

6. Nội dung đề tài:

2.1.6. Dụng cụ sửa đá

Dụng cụ sửa đá rất đa dạng. Nếu phân loại dụng cụ sửa đá theo vật liệu dụng cụ:

- Dụng cụ sửa đá không kim cương: Với loại dụng cụ này có 2 phương pháp sửa đá: Sửa đá bằng phương pháp cắt lăn và sửa đá bằng phương pháp mài.

Nhược điểm chung của loại dụng cụ không kim cương là: Độ mòn của dụng cụ lớn, lực hướng kính khi sửa đá lớn (700 1000 N đối với phương pháp cắt lăn: 100 300N đối với phương pháp mài). Nổi bật nhất là khả năng cắt của đá mài sau khi sửa không cao, tuổi bền của đá thấp, chất lượng bề mặt và độ chính xác gia công đạt được không cao. Nguyên nhân: Khi sửa, dụng cụ tạo nên diện tích “ mòn ” trên bề mặt hạt mài lớn (

- Dụng cụ sửa đá kim cương: Việc sử dụng dụng cụ kim cương để sửa đá cho phép nâng cao hơn chất lượng của quá trình sửa đá. Kim cương có độ cứng, độ bền mòn cao nhất hiện nay; do đó, dụng cụ sửa đá kim cương là loại dụng cụ tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.Căn cứ vào động hình học của quá trình sửa đá có thể phân loại dụng cụ kim cươn cương theo sơ đồ (Hình 2.3) [15].

Chuyển động Tiếp xúc của dụng cụ

Điểm B Đường Mặt Dụng cụ sửa đá tĩnh vsd nd S d v d = v d 1 hạt

Đĩa sửa đơn

n dc Đĩa sửa Mảnh Đĩa sửa Nhiều hạt Có chuyển động chạy dao dọc Sd v dc Dụng cụ sửa đá động S n nd v d v sd

Đĩa sửa đơn

Khối sửa

Đĩa sửa nhiều hạt

Không có chuyển động dọc

Sd

Hình 2.3. Phân loại dụng cụ sửa đá kim cương

Dụng cụ sửa đá tĩnh: Có đặc điểm là vận tốc chuyển động tương đối tại điểm tiếp xúc bằng tốc độ dài của đá mài khi sửa đá vd. Biên dạng đá được tạo bởi chuyển dịch của dụng cụ dọc theo đường dẫn hướng với vận tốc Ssd. Dụng cụ sửa đá tĩnh làm việc như một dao tiện. Vì vậy phương pháp này được gọi là sửa đá bằng phương pháp tiện. Lúc này đá mài đóng vai trò chi tiết gia công, dụng cụ sửa đá đóng vai trò dao tiện.

S Hạt mài sd Chất dính kết t sd R d Sd DC sửa đá

Hình 2.4. Sửa đá bằng bút chì kim cương

Ưu điểm: Kết cấu đơn giản, độ tin cậy cao, năng suất sửa đá cao, chất lượng bề mặt đá được sửa cao. Vì vậy loại dụng cụ này được sử dụng rộng rãi trong tất cả các nguyên công mài .

- Dụng cụ sửa đá động:

Ưu điểm: Tuổi bền dụng cụ sửa cao, giảm suất tiêu hao đá khi sửa, tăng độ chính xác và khả năng cắt của đá nên tăng được độ chính xác, độ nhẵn bề mặt chi tiết gia công và tăng năng suất khi mài (khi sửa đá định hình chạy dao hướng kính thì năng suất này có thể tăng từ 2 đến 6 lần), đặc biệt là tạo được lớp ứng suất dư nén bề mặt và tăng độ bền mỏi của chi tiết.

Nhược điểm: Kết cấu và sử dụng phức tạp nên ít được sử dụng.

Cơ sở lựa chọn dụng cụ sửa đá: Việc lựa chọn dụng cụ sửa đá được tiến hành dựa trên các cơ sở sau:

- Kỹ thuật: Tạo Topography tối ưu, tuổi bền của đá, độ tin cậy, độ ổn định của dụng cụ, các thông số đặc trưng của đá, yêu cầu công nghệ gia công .v.v…

- Kinh tế: Sử dụng đơn giản, thuận tiện, chi phí cho việc sửa đá nhỏ .v.v… Việc chọn lựa được chỉ dẫn trong các sổ tay về mài. Với đá mài Corun điện và SiC, với chất dính kết Keramit thường sử dụng dụng cụ sửa đá là bút chì kim cương sửa bằng phương pháp tiện [34]. Tùy theo cấu tạo mà người ta chia bút chì kim cương làm 3 loại và kiểu.

Ngoài các phương pháp sửa đá cổ điển trên, ngày nay người ta còn sử dụng rất nhiều phương pháp sửa đá tiên tiến khác để đạt được Topography của đá theo yêu cầu như: Sửa đá bằng phương pháp rung động, sửa đá mài kim cương và CBN bằng chùm tia hạt mài, sửa đá mài bằng tia lửa điện [16], [17] .v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định chế độ sửa đá tối ưu khi mài phẳng thép SKD11 qua tôi (Trang 25 - 28)