Lưỡi cắt tĩnh và lưỡi cắt động [34]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định chế độ sửa đá tối ưu khi mài phẳng thép SKD11 qua tôi (Trang 28 - 29)

6. Nội dung đề tài:

2.1.7. Lưỡi cắt tĩnh và lưỡi cắt động [34]

Hình 2.5 mô tả mặt cắt đá theo chiều vuông góc với trục mang đá mài, thể hiện hai loại lưỡi cắt: Lưỡi cắt tĩnh và lưỡi cắt động.

Lưỡi cắt tĩnh là tất cả các cạnh sắc của hạt mài nhô khỏi chất kết dính. Khoảng cách giữa hai đỉnh nhọn liên tiếp gọi là khoảng cách lưỡi cắt tĩnh Lst. Mỗi hạt mài có thể có một hoặc nhiều lưỡi cắt, S1 đến S9 là các lưỡi cắt tĩnh. Mật độ lưỡi cắt tĩnh đặc trưng cho cấu trúc hình học của bề mặt đá (Topography), thường ký hiệu là Sst, được xác định bằng số lượng lưỡi cắt tĩnh trên một đơn vị chiều dài bề mặt của đá. Ngoài ra, mật độ lưỡi cắt tĩnh còn được xác định theo số lưỡi cắt tĩnh trên một đơn vị diện tích bề mặt đá mài Nst (1/mm2) hoặc trên một đơn vị thể tích đá mài Cst(1/mm3). Sst

được xác định theo công thức:

𝑆𝑠𝑡 = 1

𝐿𝑠𝑡 (1/𝑚𝑚) (2.2) Lưỡi cắt động: Chỉ một phần lưỡi cắt của hạt mài nhô ra khỏi chất kết dính tham gia cắt, chúng được gọi là lưỡi cắt động. Trên Hình 2. thì S1, S2, S4, S6, S8 là các lưỡi cắt động, Lk là khoảng cách giữa các lưỡi cắt động. Tương tự như lưỡi cắt tĩnh, mật độ lưỡi cắt động cũng được xác định theo một đơn vị chiều dài Sk

(1/mm), theo một đơn vị diện tích bề mặt đá Nk (1/mm2) hoặc theo một đơn vị thể tích đá Ck (1/mm3).

𝑆𝑘 = 1

𝐿𝑘 (1/𝑚𝑚) (2.3) Chiều cao nhấp nhô của đá Rts: Khi sửa đá bằng bút sửa đá kim cương, chiều cao nhấp nhô của đá trên hạt mài phụ thuộc vào lượng chạy dao chiều trục sau mỗi vòng quay fadvà bán kính của dụng cụ sửa đá rpdvà được xác định theo biểu thức

𝑅𝑡𝑠 = 𝑓𝑎𝑑

Hình 2.5. Lưỡi cắt tĩnh và lưỡi cắt động [34]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định chế độ sửa đá tối ưu khi mài phẳng thép SKD11 qua tôi (Trang 28 - 29)