Qua việc nghiên cứu và tính toán số liệu, cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng (P) có trong chất thải rắn của gà là khá lớn, với khoảng 2200 kg vào năm 2019 tại xã Đỗ Động, cả nước lên tới khoảng 34,86 nghìn tấn P. Theo định hướng của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030 tổng đàn gà sẽ từ 400 đến 450 triệu con gà thì lượng P có khả năng thu hồi vào khoảng 44,0 nghìn tấn đến 49,5 nghìn tấn. Trong khi đó, nguồn quặng P là nguồn tài nguyên không được phục hồi, P cũng không thể điều chế hoặc tổng hợp được. Tuy nhiên, P lại có thể thu hồi được sau khi sử dụng và có thể tái sử dụng kể cả trong điều kiện hạn chế về kinh tế và kỹ thuật. P lại là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với cây nông nghiệp. Với giá thành cao như hiện nay đã tạo ra một động lực làm thay đổi xu hướng chấp nhận thu hồi P bằng các phương pháp thích hợp nhằm góp phần quản lý P theo phương pháp bền vững, hợp lý và kéo dài thời gian sử dụng của P. Vì thế, nghiên cứu thu hồi P từ các nguồn thải có tầm quan trọng và tiềm năng rất lớn, góp phần tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cạnh tranh với phân bón sản xuất từ quặng P, đồng thời góp phần giảm thiểu lượng P gây ô nhiễm môi trường và góp phần thúc đầy quá trình chăn nuôi gia cầm bền vững.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phân gà tươi và chất độn chuồng sẽ rất nguy hiểm cho môi trường và an toàn sinh học, khả năng lây lan bệnh dịch,… Khi chưa xử lý, phân gà có thể tích lớn, cồng kềnh. Sau khi xử lý thể tích của phân gà sẽ giảm đáng kể, giúp cho việc vận chuyển được dễ dàng hơn. Các công nghệ được áp dụng cho việc xử lý phân gà bao gồm: Vật lý, phương pháp thiêu đốt, phương pháp hóa học và phương pháp sinh học. Tuy nhiên với điều kiện của địa phương nghiên cứu, biện pháp được ưu tiên khi thu hồi phân gà là ủ phân hữu cơ vi sinh (Dựa vào thông tin trên trang Bạn của nhà nông).
Phương án sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phân gà tươi sử dụng chế phẩm vi sinh EM FERT – 1 và EM PRO - 1
Thành phần nguyên liệu cho mỗi tấn phân hữu cơ vi sinh được sản xuất bao gồm: - Phân gà tươi: 5 tấn
- Mụn dừa khô: 200 kg (chế phẩm vi sinh vật hữu ích) - Chế phẩm vi sinh EM Pro – 1: 1lít
- Chế phẩm vi sinh EM Fert -1: 1 - 2 kg Quy trình trộn ủ:
thùng chứa 20 lít nước sạch, sau đó cho 1 kg EM Fert – 1 vào trộn đều. Ủ kín trong thời gian 2 -3 ngày để vi sinh vật và nấm hoạt hóa trở lại từ dạng bào tử.
Xử lý phân gà và phối trộn nguyên liệu ủ:
- Phân gà tươi sau khi thu gom, được phun đều chế phẩm EM Pro -1 đã pha loãng với nước (theo tỉ lệ 1 chế phẩm: 80 nước) lên bề mặt lớp phân.
- Dùng mụn dừa trải một lớp mỏng 1 - 2 cm dưới nền ủ sau đó vung phân gà đã phun xịt khử mùi bằng chế phẩm sinh học EM Pro - 1 thành luống có chiều cao từ 1 - 2m. Quá trình xử lý chế phẩm EM Pro-1 sẽ khử mùi hôi của phân và ức chế các vi sinh vật lên men thối, vi sinh vật gây bệnh.
- Tiếp tục tưới đều chế phẩm EM Fert-1 lên lớp phân với liều lượng 20 lít chế phẩm EM Fert-1 đã hoạt hoá cho 05 tấn phân gà (phân heo, phân bò) tươi. Duy trì độ ẩm của phân sau khi xử lý 2 chế phẩm không quá 60%. Quá trình xử lý chế phẩm EM Fert -1 sẽ phân huỷ nhanh các thành phần hữu cơ có trong phân gà và mụn dừa, tạo dạng dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây trồng đồng thời cung cấp một lượng lớn các vi sinh vật hữu ích cho đất, đối kháng mạnh và tiêu diệt các loại nấm khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các loại nấm bệnh gây hại bộ rễ cây trồng.
Đảo trộn và duy trì độ ẩm, nhiệt độ cho luống ủ:
- Hỗn hợp được đảo trộng đều. Độ ẩm duy trì khoảng 60 – 70 %.
- Cắm ống nhựa PVC đã khoan lỗ trên đống ủ, mỗi đống ủ 5 tấn, cắm 5 ống nhựa để thông khí.
- Hỗn hợp phân gà và mụn dừa được đánh thành luống lớn để ủ. Luống phân không cần phủ bạt nếu ủ trong nhà xưởng và cần phủ bạt để tránh trời mưa khi ủ ngoài trời. - Định kỳ kiểm tra nhiệt độ trong lòng luống ủ, duy trì nhiệt độ không quá 700C. - Sau mỗi tuần, tiến hành đảo trộn luống ủ.
- Quá trình ủ phân sẽ hoàn tất sau thời gian 20 – 30 ngày. Phân có màu nâu sẫm, mùi thơm nhẹ, không có mùi hôi của phân gà ban đầu, độ tơi tốt, không có vi khuẩn gây hại như Ecoli và Salmonela, vi khuẩn có lợi đạt mật độ 10^5 cfu/ mg trở lên. Có thể sử dụng để chế biến thành phân bón thành phẩm.
- Chế phẩm EM Pro-1: Nấm men Saccharomyces sp: 109 cfu/ml; Vi khuẩn:
Lactobacillus sp: 109 cfu/ml, Bacillus sp: 109 cfu/ml, Rhodopseudomonas sp: 108
cfu/ml; Nấm mốc Trichoderma sp: 109 cfu/ml; Xạ khuẩn Streptomyces sp: 108
cfu/ml.
- Chế phẩm EM Fert – 1: Vi khuẩn: Bacillus sp: 109 cfu/ml, Vi khuẩn cố định đạm: 108 cfu/ml, vi khuẩn phân giải lân: 108 cfu/ml; Xạ khuẩn Streptomyces sp: 109
cfu/ml; Nấm mốc: Penicillium sp: 1010 cfu/g; Trichoderma sp: 109 cfu/g; Aspergillus sp: 109 cfu/g.
Chi phí ủ phân ủ phân hữu cơ vi sinh cho 5 tấn phân gà tươi: - EM Pro - 1: 65.000 đồng
- EM Fert – 1: 90.000 đồng - Mụn dừa 2 bao: 80.000 đồng
- Cám gạo: 5 kg * 6.000 đồng = 30.000 đồng - Tổng = 265.000 đồng/5 tấn
- Chi phí ủ 1 kg phân gà tươi = 53 đồng/kg
Sau khi ủ hoàn thành trong vòng 2 – 3 tuần, hao hụt 30 %, còn khoảng 3,5 tấn thành phẩm. Như vậy đối với xã Đỗ Động, năm 2019 có khoảng 20 nghìn con gà, tính ra khoảng 1051,2 tấn phân gà tươi, hao hụt 30 % còn khoảng 735,84 tấn phân vi sinh, chi phí cho việc ủ phân vào khoảng 55,7 triệu đồng (chưa tính tiền nhân công). Trong đó, nếu cùng với khối lượng phân đó, người dân sử dụng phân công nghiệp ví dụ như phân bón Đầu Trâu NPK 20-20-15 với giá thị trường bây giờ là 30 nghìn/kg thì 722,4 tấn phân Đầu Trâu tương ứng với khoảng 22,3 tỷ đồng. Từ đó thấy được lợi ích về kinh tế không hề nhỏ từ việc ủ phân vi sinh từ phân gà tươi.
Không những thể, việc ủ phân vi sinh còn giải quyết được vấn đề mùi hôi phát sinh trong quá trình chăn nuôi làm ảnh hưởng tới đời sống xung quanh trang trại, giảm thiểu bệnh tật cho vật nuôi và người nuôi trực tiếp. Góp phần bảo vệ môi trường và chăn nuôi bền vững.
Phân sau xử lý rất tốt cho việc bón cây trồng, giải quyết được vấn đề phân bón, giá cả phù hợp cho người nông dân, góp phần cải tạo đất và trồng trọt bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
1. Tính đến năm 2019, số lượng gà trong toàn xã Đỗ Động là khoảng 20 nghìn con, tăng 15,61% so với năm 2018. Ước tính lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động nuôi gà vào khoảng hơn 1,03 tấn/năm. Hiện chất thải này đang được sử dụng chủ yếu làm phân bón cho cây nông nghiệp.
2. Theo kết quả thu thập và tính toán cho thấy hàm lượng P ở trong chất thải rắn (phân gà, trấu lót chuồng, thức ăn rơi vãi, ...) có khả năng thu hồi vào khoảng từ 95,02 – 97,02 %. Đối với xã Đỗ Động có khả năng thu hồi khoảng 2200 kg phốt pho trong năm 2019. Đây là nguồn tài nguyên cần thiết để phục vụ cho nông nghiệp.
3. Có nhiều biện pháp thu hồi dinh dưỡng trong phân gà, nhưng biện pháp được áp dụng phổ biến là ủ phân hữu cơ vi sinh. Với lượng phân của xã Đỗ Động có thể thu hồi được khoảng 735,84 tấn phân vi sinh, tiết kiệm được hàng tỉ đồng trong việc sử dụng các loại phân bón hóa học, mang lại lợi nhuận kinh về và đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài ra có nhiều biện pháp công nghệ khác trong việc xử lý phân gà như: xử lý hóa học, xử lý sinh học,… tuy nhiên, đối với tình hình kinh tế và khả năng của địa phương, sử dụng biện pháp ủ phân vi sinh sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Kiến nghị
- Luận văn đã góp phần đánh giá được các dòng thải liên quan đến hoạt động nuôi gà tại địa bàn nghiên cứu và tiềm năng thu hồi tài nguyên trong dòng thải đó. Tuy nhiên, luận văn vẫn còn có những tồn tại nhất định như khối lượng công việc lớn nhưng thời gian nghiên cứu có hạn; sự hạn chế về địa bàn khảo sát, nghiên cứu và số lượng mẫu phân tích.
- Kết quả nghiên cứu cần thiết phải tiến hành những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá được các dòng thải khác có liên quan tới hoạt động nuôi gà, tính toán độ dinh dưỡng trong dòng tài nguyên sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước
1. Agromonitor (2018), “Tổng quan về ngành chăn nuôi gà của Việt Nam”,
Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam.
2. Đinh Xuân Tùng (2017), “Tổng quan về ô nhiễm nông nghiệp ở Việt Nam: Ngành Chăn nuôi”, Ban Môi trường và Nông nghiệp của Ngân hàng Thế Giới.
3. Lê Văn Căn, Đặng Kim Chi (1975), Chất thải rắn nông nghiệp, nông thôn,
làng nghề, chăn nuôi.
4. Lương Thùy Dương (2014), Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính liên
quan đến chất thải sinh họat hữu cơ bằng phân tích dòng và đề xuất giải pháp giảm thiểu khu vực thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu.
Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Kim Đường (2012), “Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi: hiện trạng và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
VUSTA.
6. Tổng cục thống kê (2017), Thống kê chăn nuôi Việt Nam. 7. Tổng cục thống kê (2018), Thống kê chăn nuôi Việt Nam.
8. Công ty Cổ phần kỹ thuật môi trường Đại Việt (2015), Nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường của các trang trại chăn nuôi tập trung.
9. Phạm Thị Thúy, Vũ Thị Minh Thanh (2014), “Phân tích dòng vật chất (MFA) – Công cụ hữu hiệu để phân tích, đánh giá hệ thống quản lý chất thải”
10. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8940:2011 về Chất lượng đất - Xác định phospho tổng số - Phương pháp so màu.
11. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-1:2011 và TCVN 6663 – 3:2008: Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu.
12. Uỷ ban nhân dâ xã Đỗ Động (2019), Thống kê tổng đàn gia cầm trên địa
bàn xã, Ban Chăn nuôi Thú y.
Tài liệu nước ngoài
for regional waste water and solid waste management, The workshop "Globale
Zukunft: Kreislaufwirtschaftskonzepte im kommunalen Abwasser- und Fäkalien management", Munich, 13-15 May.
14. Belevi, H., Leitzinger, C., Binder, C., Montangero, A., Strauss, M., Zurbrügg, C (2000), Material Flow Analysis: A Planning Tool for Organic Waste Management in Kumasi, Ghana, EAWAG/SANDEC, ETH Zurich, Switzerland.
15. Friedrich Hinterberger, Stefan Giljum and Mark Hammer (2003), Material Flow Accounting and Analysis (MFA) A Valuable Tool for Analyses of Society- Nature Interrelationships, Sustainable Europe Research Institute Schwarzspanierstrasse 4/8 A-1090 Vienna, Nr. 2, ISSN 1729-3545.
16. Foreman, Patricia; Long, Cheryl (2015), Chickens in the Garden: Eggs, Meat, Chicken Manure Fertilizer and More. Mother Earth News, Retrieved February
18, 2015.
17. Jeremy Gregory, (2004), Material Flow Analysis, Industrial Ecology – Systems Perspectives Randolph Kirchain.
18. Hobbs, A., Hobbs, J.E., Isaac, G.E. and Ker, W.A (2002), Ethics, domestic
food policy and trade law: assessing the EU animal welfare proposal to the WTO, Food Policy.
19. Lydie S.A. Yiougo et al, (2011), Material Flow Analysis (MFA),
International Institute for Water and Environmental Engineering, 2iE.
20. Montangero, A., Belevi, H. (2007), Phosphorus Flow Model for Hanoi: A
Tool for Evaluating Environmental Sanitation Options, Eawag, Swiss Federal
Institute of Aquatic Science and Technology, Switzerland, University of Innsbruck, Institute of Environmental Engineering, Technikerstr.13, 6020 Innsbruck, Austria
21. Montangero, A., Nguyen, T. K. T., Belevi, H. (2004), Material Flow Analysis as a Tool for Environmental Saitation Planning in Viet Tri, Vietnam, 30 th
WEDC International Conference, Vientiane, Lao PDR.
22. Montangero, A., Belevi, H. (2006), Assessing nutrient flows in septic tanks
countries, Water Research, Vol. 41, Issue 5, March 2007, p. 1052-1064.
23. Montangero, A., Belevi, H. (2007), Phosphorus Flow Model for Hanoi: A
Tool for Evaluating Environmental Sanitation Options, Eawag, Swiss Federal
Institute of Aquatic Science and Technology, Switzerland, University of Innsbruck, Institute of Environmental Engineering, Technikerstr.13, 6020 Innsbruck, Austria.
24. Molino, A.B., Garcia, E.A., Berto, D.A., Pelícia, K., Silva, A.P. and Vercese F., (2009), The Effects of Alternative Forced-Molting Methods on The Performance and Egg Quality of Commercial Layers , Brazilian Journal of Poultry
Science, 11: 109-113.
25. M. Shahbandeh, (2020), Global number of chickens 1990-2018, Statista. 26. M. Shahbandeh, (2020), Number of chickens worldwide from 1990 to 2018, Statista.
27. Nguyen.DT (2012), Development of material flow analysis for assessing
nitrogen fluxes at river basin scale, PhD thesis. University of Yamanashi, Japan.
28. Nguyen Thi Ha, Ngo Quoc Phong, Le Thi Hoang Oanh, Nguyen Xuan Hai and Drangert Jan-Olof. Material flow analysis toward cleaner production in Hoa Binh Sugarcane company, VietNam. ARPN Journal of Engineering and Applied
Sciences, Vol. 11, No. 21, November (2016) ISSN 1819-6608, 12660-12668
29. Ngo Van Anh (2011), Assessment of cadmium flows related to domestic activities and proposal of recovery solutions, Dresden University Of Technology.
30. Paul H. Brunner and Helmut Rechberger (2005), Practical Handbook of
material flow analysis, The Taylor & Francis e-Library (tr 1-3, 258).
31. Patwardhan, D. and King, A., (2011), Review: feed withdrawal and non
feed withdrawal moult, World's Poultry Science Journal, 67: 253-268.
32. Susanne Kytzia (2003), Material Flow Analysis as a Tool for Sustainable
Management of the built environment.
33. Webster, A.B., (2003), Physiology and behavior of the hen during induced
moult, Poultry Science, 82: 992-1002.
and Waste Management, Taking Stock of Industrial Ecology,DOI 10.1007/978-3- 319-20571-7_12.
Tài liệu trên internet
35. Material flow analysis From Wikipedia, the free encyclopedia IV. 36. Các cách ủ phân gà làm phân bón cho cây trồng,
https://biosacotec.com/cac-phuong-phap-u-phan-ga-lam-phan-bon-cho-cay- trong.html
37. Chất thải trong chăn nuôi và một số biện pháp xử lý (2019),
http://channuoivietnam.com/chat-thai-trong-chan-nuoi-va-mot-bien-phap-xu-ly/
38. Kiến thức chăn nuôi (2018), https://www.anovafeed.vn/5-loi-khuyen-
trong-viec-quan-ly-tot-amoniac-trong-chan-nuoi-ga
39. Tại sao không sử dụng trực tiếp phân gà tươi, https://agrion.vn/blogs/tai- sao-khong-su-dung-truc-tiep-phan-ga-tuoi-1810.
40. Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thay đổi cơ cấu đàn gia súc, gia cầm để
giảm chi phí thức ăn, Truy cập 5 tháng 6 năm 2014.
41. http://agro.gov.vn/vn/tID15495_Chuyen-doi-co-cau-nong-nghiep-o- Thanh-OaiVan-de-nong-Han-dien-.html
42. Sử dụng phân gà cho cây trồng trong tình hình dịch cúm gia cầm, 2005 (http://sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/)]
Phụ lục 01
MẪU PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NUÔI GÀ
Mã số phiếu điều tra: CS...
I. Thông tin chung
Xã/phường/thị trấn: ... …….. huyện/thị xã ..., tỉnh/thành phố ... Họ và tên người cung cấp thông tin: ... Địa chỉ: ...
II. Thông tin điều tra
1. Quy mô nuôi gà: 1. Hộ gia đình 2. Trang trại
2. Số lượng gà trong cơ sở (con):……… 3. Trang trại được chia làm mấy cấp:
Lấy thịt Lấy trứng Khác
4. Mô hình chăn nuôi được áp dụng tại cơ sở (Vietgab, vườn ao chuồng,…):