Phân tích mẫu thằn lằn: Đo kích thước các phần cơ thể (đơn vị tính mm)
Hình 2.2. Các chỉ số đo ở thằn lằn
SVL. Dài thân (từ mút mõm đến lỗ huyệt); TailL. Dài đuôi (từ khe huyệt đến mút đuôi, không kể đuôi tái sinh); Crusl. Dài đùi (từ khớp gối đến bẹn); TrunkL. Dài nách-bẹn
Đếm các chỉ tiêu hình thái:
SMB. Số hàng vảy vòng quanh thân (gồm cả vảy bụng); SAB. Số vảy ngang lưng ở giữa thân (không kể vảy bụng); SB. Số vảy ngang bụng ở giữa thân; SLD. Số hàng vảy dọc lưng từ sau tấm gáy đến ngang với lỗ huyệt; SLB. Số hàng vảy dọc bụng từ sau tấm cằm đến vảy trước lỗ huyệt; SC. Số vảy dưới đuôi; SL. Tấm mép trên (số tấm mép trên ở một bên); IL. Tấm mép dưới (số tấm mép dưới ở một bên); PP. Lỗ trước lỗ huyệt (nếu có); FB. Lỗ đùi (nếu có); Số bản mỏng dưới ngón: đếm số bản mỏng dưới ngón I chi trước (FIS), ngón IV chi trước (FIVS) và ngón I chi sau (TIS), ngón IV chi sau (TIVS).
Hình 2.3. Các tấm khiên ở đầu thằn lằn (theo Manthey and Grossman, 1997).
Trán; 2. Trước trán; 3.Trán – mũi; 4. Mũi; 5. Trên mũi; 6. Mõm; 7. Má; 8. Sau mũi; 9. Trên ổ mắt; 10. Trán đỉnh; 11. Gian đỉnh; 12. Ðỉnh; 13. Gáy; 14. Trước ổ mắt; 15. Trên mi; 16. Mép trên; 17. Cằm; 18. Sau cằm; 19. Mép dưới; 20. Thái dương; 21. Họng; 22. Màng nhĩ .
Hình 2.4. Mặt dƣới bàn chân thằn lằn (theo Bourret, 1943)
a. Gekko gecko (bản mỏng không chia); b. Hemidactylus frenatus (bản mỏng chia); c. Eutropis longicaudata; d. Takydromus sexlineatus.
Phân tích mẫu rắn: Đo kích thước các phần cơ thể (đơn vị tính mm): SVL. Dài thân (từ mút mõm đến khe huyệt); TailL. Dài đuôi (từ khe huyệt đến mút đuôi).
Đếm các chỉ tiêu hình thái:
C. Vảy thân (đếm số hàng vảy thân ở cổ (ngang tấm bụng thứ 7), ở giữa thân và ở trước khe huyệt. Cách đếm: theo hàng xiên hay so le; nếu rắn có vảy lưng lớn hơn vảy bên cạnh thì đếm theo hình chữ V. V. Vảy bụng (số lượng vảy bụng từ cổ đến vảy tiếp giáp với vảy hậu môn; SC. Vảy dưới đuôi (số lượng vảy dưới đuôi, có thể có 1 hàng- tấm dưới đuôi nguyên hay hai hàng - tấm dưới đuôi chia, hoặc có cả hai loại); SL. Tấm mép trên (số lượng tấm mép trên ở một bên); IL. Tấm mép dưới (số lượng tấm mép dưới ở một bên); L. Tấm má; OI. Vảy trung gian (vảy trung gian giữa hai vảy trên mắt); Pro. Tấm trước mắt; Pto. Tấm sau mắt; Subo: Tấm dưới mắt; T. Vảy thái dương (gồm các vảy nằm giữa vảy đỉnh và các tấm mép trên), thường có từ 1-3 hàng (trước, sau, giữa), được phân cách bằng dấu cộng (+); MA. Cặp tấm sau cằm trước; MP. Cặp tấm sau cằm sau; A. Tấm hậu môn (có thể nguyên - A.1 hoặc chia - A.2); Lỗ mắt: Có thể tròn, elip (thẳng đứng hay nằm ngang).
Hình 2.5. Vảy và tấm đầu của rắn
(theo Manthey and Grossmann, 1997) a. Mặt trên; b. Mặt dưới; c. Mặt bên
F. Vảy trán; P. Vảy đỉnh; Pf. Vảy trước trán; In.Vảy gian mũi; M. Vảy cằm; R. Vảy mõm; SL; Vảy mép trên; IL. Vảy mép dưới; MA. Vảy sau cằm trước; MP. Vảy sau cằm sau; G. Vảy họng; V. Vảy bụng; N. Vảy mũi; L. Vảy má; Pro.Vảy trước mắt; Pto.Vảy sau mắt; Subo. Vảy dưới mắt; T. Vảy thái dương.
Hình 2.6. Cách đếm số hàng vảy thân
(theo Manthey and Grossmann, 1997) a. Ðến xiên; b. Ðếm theo hình chữ V; c. Ðếm so le
Hình 2.7. Vảy bụng, vảy dƣới đuôi và tấm hậu môn
(theo Manthey and Grossmann, 1997)
Vảy bụng (V) có hoặc không có khuyết ở bên, vảy dưới đuôi (SC) nguyên (xếp 1 hàng) hoặc kép (2 hàng), tấm hậu môn (A) có thể nguyên hay chia.
Phân tích mẫu rùa: Đo kích thước các phần cơ thể (đơn vị tính mm): Lca. Dài mai (từ bờ trước tấm gáy đến mép sau tấm trên đuôi); Hca. Cao mai (từ yếm đến chỗ cao nhất của mai); Wca. Rộng mai (bề rộng lớn nhất của mai); LP. Dài yếm; WP. Rộng yếm; TailL. Dài đuôi (từ mép trước khe huyệt đến mút đuôi).
Hình 2.8. Ðo các phần cơ thể rùa
(theo Hoàng Xuân Quang và cs., 2012)
- Định loại bò sát:
Định loại mẫu vật: theo Bourret R. (1942, 1943)[36]; Campden-Main (1970)[37]; Smith M.A. (1935, 1943)[];Orlov et al. (2011)[] và Nguyễn Văn Sáng (2007)[25] và các tài liệu cập nhật. Tên khoa học, danh lục các loài được sắp xếp theo Uetz & Hosek (2016)[53]. Tên phổ thông của loài theo Nguyen et al. (2009)[45].
Đánh giá các loài bị đe doạ theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 2015), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị Định 160 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và Công ước Quốc tế về Buôn bán các loài bị đe dọa (CITES 2013).