Có 17.572 nhân khẩu, 3.525 hộ dân sống trong vùng lõi và vùng đệm của KBTTN Pù Luông thuộc 9 xã và 2 huyện. Quy mô các xã khác nhau khá lớn; xã Lũng Cao có nhiều hộ nhất (865 hộ) và cũng là xã có diện tích lớn nhất trong khu bảo tồn (6.230 ha, chiếm 35,27% tổng diện tích KBT); xã Thanh Xuân có ít hộ nhất (109 hộ) và cũng là xã có diện tích nhỏ nhất trong khu bảo tồn (256 ha, chiếm 1,45% tổng diện tích KBT). Trung bình mỗi hộ có 4,98 nhân khẩu.
Bảng 3.1. Dân số và diện tích của các xã thuộc vùng lõi và vùng đệm TT xã Huyện Xã Diện tích (ha)
Dân số Diện tích trong
KBT (ha) Số hộ Số nhân khẩu 1 Quan Hoá Phú Lệ 4.263 118 562 1.858 2 Phú Xuân 3.146 136 672 864 3 Thanh Xuân 7.776 109 502 256 4 Hồi Xuân 7.018 198 502 936 5 Phú Nghiêm 1.893 236 1.013 621 6 Bá Thước Lũng Cao 7.868 865 5.356 6.230 7 Thành Lâm 2.825 741 3.378 1.436 8 Cổ Lũng 4.899 564 2.665 2.741 9 Thành Sơn 3.843 558 2.922 2.039 Tổng 2 9 43.531 3.525 17.572 16.981
Theo Ban quản lý KBTTN Pù Luông, 2003 trongFurey, N. và Infield, 2005
Phần lớn người dân địa phương (trên 95%) là các dân tộc Thái, Mường. Hầu hết người dân sống ở vùng đệm, nhưng có khoảng 387 hộ và 1.822 nhân khẩu sống trong vùng lõi phía Đông Bắc của khu bảo tồn tại 8 bản: Kịt, Cao Hoong, Thành Công, Son, Bá và Mười của xã Lũng Cao và 2 bản: Hiêu, Khuyn của xã Cổ Lũng.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân trong và xung quanh KBTTN Pù Luông là sản xuất nông nghiệp. Các loại cây nông nghiệp chính là lúa, ngô và sắn. Một số lượng đáng kể người dân địa phương đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trong khoảng từ 3-6 tháng/năm (Uhl et al., 2002; Apel et al.,2002 trong Furey, N. và Infield, 2005). Nhu cầu đất nông nghiệp tăng cao cùng với việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh việc trồng các cây lương thực, người dân địa phương cũng trồng nhiều các cây lấy gỗ và tre luồng.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần loài bò sát tại KBTTN Pù Luông
4.1.1. Danh lục bò sát tại KBTTN Pù Luông
Trong quá trình điều tra tôi ghi nhận được 60 loài thuộc 14 họ và 2 bộ bò sát.Thông tin chi tiết thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Danh lục các loài bò sát tại Pù Luông 2016 TT
Họ
TT Loài
Tên khoa học Tên tiếng Việt Tƣ liệu
REPTILIA Lớp BÒ SÁT
SQUAMATA (I) Bộ CÓ VẢY
1 Agamidae Họ Nhông
Physignathus
1 Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 Rồng đất A,TL
Acanthosaura
2 Acanthosaura lepidogaster (Cuvier, 1829) Ô rô vảy M,TL
Calotes
3 Calotes emma Gray, 1845 Nhông e ma M, TL
4 Calotes versicolor (Daudin, 1802) Nhông xanh M,TL
Draco
5 Draco maculatus (Gray, 1845) Thằn lằn bay đốm TL,PV
2 Gekkonidae Họ Tắc kè
Gekko
6 Gekko reevesii (Gray, 1831) Tắc kè ri vơ A
7 Gekko chinensis (Gray, 1842) Tắc kè Trung Quốc M
8 Cyrtodactylus cf. puhuensis Nguyen, Yang, Thi Le, Nguyen, Orlov, Hoang, Nguyen, Jin, Rao, Hoang, Che, Murphy & Zhang, 2014
Tắc kè ngón chân cong Pù Hu
M
Hemidactylus
9 Hemidactylus vietnamensis Darevsky, Kupriyanova & Roshchin, 1984
Thạch sùng Việt Nam
M
sần
Lacertidae Họ thằn lằn thực
Takydromus
11 Takydromus kuehnei vietnamensis Ziegler & Bischoff, 1999
Liu điu kuc ni Việt Nam
M
3 Scincidae Họ Thằn lằn bóng
Eutropis
12 Eutropis longicaudata (Hallowell, 1857) Thằn lằn bóng đuôi dài
M,TL
13 Eutropis macularia (Blyth, 1853) Thằn lằn bóng đốm M,TL
14 Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) Thằn lằn bóng hoa M,TL
15 Sphenomorphus cf. indicus (Gray, 1853) Thằn lằn phê nô Ấn độ
A
16 Plestiodon quadrilineatus (Blyth, 1853) Thằn lằn ema chỉ M
17 Tropidophorus bavinensisBourret, 1939 Thằn lằn tai Ba Vì M
4 Varanidae Họ Kỳ đà
Varanus
18 Varanus salvator (Laurenti, 1768) Kỳ đà hoa PV,TL
5 Typhlopidae Họ Rắn giun
Indotyphlop Giống rắn giun
19 Indotyphlops braminus (Daudin, 1803) Rắn giun thường PV
6 Pythonidae Họ Trăn
Python
20 Python molurus (Linnaeus, 1758) Trăn đất, trăn mốc PV,TL
7 Xenopeltidae Họ Rắn mống
Xenopeltis
21 Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827 Rắn mống PV,TL
8 Colubridae Họ Rắn nƣớc
Ahaetulla
22 Ahaetulla prasina (Boie, 1827) Rắn roi thường TL
Boiga
23 Boiga multimaculata (Boie, 1827) Rắn rào đốm M
24 Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa TL, PV
Ptyas
25 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường TL, PV
Cyclophiops
26 Cyclophiops multicinctus (Roux, 1907) Rắn nhiều đai M
Rhynchophis
27 Rhynchophis boulengeri Mocquard, 1897 Rắn vòi TL, PV
Enhydris
28 Enhydris plumbea (Boie, 1827) Rằn bồng chì M, TL
Amphiesma
29 Amphiesma bitaeniatum (Wall, 1925) Rắn sãi kut-kai TL
30 Amphiesma stolatum (Linnaeus, 1758) Rắn sãi thường TL
Pararhabdophis
31 Pararhabdophis chapaensis Bourret, 1934 Rắn bình mũi sa pa TL
Pseudonoxenodon
32 Pseudonoxendon bambusicola (Vogt, 1922) Rắn hổ xiên tre M
Rhabdophis
33 Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ nhỏ M
34 Rhabdophis sp. Rắn hoa cỏ M
Xenochrophis
35 Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1860)
Rắn nước đốm vàng, rắn nước
TL
36 Lycodon subcinctus (Boie, 1827) Rắn khuyết khoanh M,QS
37 Lycodon ruhstrati abditus Vogel, David, Pauwels,
Sumontha, Norval, Hendrix, Vu & Ziegler 2009
Rắn khuyết ẩn M
38 Oligodon catenatus (Blyth, 1854) Rắn kiếm a sam M
39 Orthriophis moellendorffii (Boettger, 1886) Rắn sọc đuôi khoanh
M
9 Elapidae Họ Rắn hổ
40 Naja atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang Trung
Quốc
A
41 Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) Rắn hổ mang chúa PV,A
43 Bungarus multicinctus Blyth, 1861 Rắn cạp nia bắc PV
44 Calliophis macclellandi (Reinhardt, 1844) Rắn lá khô thường M,QS
10 Viperidae Họ Rắn lục
45 Ovophis monticola(Gunther, 1864) Rắn Lục núi M,QS
46 Trimeresurus stejnegeri Schmidt, 1925 Rắn lục xanh M,QS
47 Protobothrops mucrosquamatus (Cantor 1839)
Rắn lục cườm M
TESTUDINATA Bộ RÙA (II)
11 Platysternidae Họ Rùa đầu to
48 Platysternon megacephalum Gray, 1831 Rùa đầu to PV
12 Emydidae Họ Rùa đầm
49 Cuora cyclornata Blanck, McCord, and Le, 2006
Rùa vàng, rùa hộp ba vạch
PV
50 Cuora galbinifrons (Bourret, 1939) Rùa hộp trán vàng A
51 Cuora mouhotiimouhotii (Gray, 1862) Rùa sa nhân A
52 Geoemyda spengleri (Gmelin, 1789) Rùa đất speng-lơ PV,A
53 Cyclemys pulchristriata (Gray, 1831) Rùa đất pul-kin A
54 Cyclemys oldhamii (Gray, 1863) Rùa đất sephon PV,A
55 Sacalia quadriocellata (Siebenrock, 1903) Rùa bốn mắt PV,A
56 Mauremys sinensis (Gray, 1834) Rùa cy, 18 PV,A
13 Testudinidae Hestudinid
57 Indotestudo elongata (Blyth, 1853) Rùa núi vàng PV,A
58 Manouria impressa (Günther, 1882) Rùa núi viền PV,TL
14 Trionychidae Hrionych
59 Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1835) Ba ba trơn M
60 Palea steindachneri (Siebenrock, 1906) Ba ba gai D,M
Ghi chú:
(TL) – Tài liệu; (MV) - Mẫu vật; (PV) - Phỏng vấn; (NT) – Nghe thấy; (QS) – Quan sát, (A) - Ảnh chụp, (D) – Di vật
Sau 6 đợt điều tra với tổng cộng 11 tuyến điều tra trong 42 ngày điều tra thực địa tôi đã ghi nhận 60 loài bò sát. Thông tin về số loài phát hiện trong các đợt điều tra được thể hiện trong biểu đồ 4.1.
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện số loài phát hiện trong các đợt điều tra
Từ biểu đồ 4.1 tôi thấy số loài phát hiện tăng đột biến ở đợt đầu tiên với 34 loài, lần hai 38 loài và hai đợt 5 tôi phát hiện 60 loài, đợt cuối cùng không phát hiện thêm loài mới nào. Trong tổng thể điều tra các đợt điều tra của tôi đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau ; thông tin chi tiết trong bảng mô tả tuyến. Về thời gian điều tra 2 đợt vào mùa hè, 2 đợt vào mùa thu, 1 đợt vào mùa đông và một đợt vào mùa xuân. Từ các thông tin trên tôi cho rằng danh lục các loài bò sát mà tôi đưa ra ở bảng 4.1 là tương đối đầy đủ. Cơ hội cho phát hiện thêm các loài mới cho khu vực nghiên cứu là rất ít.
Viện mối và bảo vệ công trình (2014) [33] ghi nhận 40 loài bò sát thuộc 30 giống, 14 họ, 2 bộ có phân bố tại KBTTN Pù Luông. Trong danh lục này kết hợp với mẫu vật trong bảo tàng của KBT tôi thấy loài Nhông xám Calotes mystaceus Duméril and Bibron, 1837 không có trong khu vực nghiên cứu, theo các tài liệu thì loài này chỉ có phân bố ở các tỉnh phía Nam Đèo Hải Vân cho đến Cát Tiên. Mẫu vật sau khi tôi đo đếm phân tích đó là cá thể đực trưởng thành của loài Nhông e ma Calotes emma Gray, 1845. Loài thứ hai là loài Tắc kè chân vịt Gekko palmatus Boulenger, 1907, sau khi phân tích mẫu vật thì tôi cho rằng đó là mẫu của loài Tắc kè Trung Quốc Gekko chinensis
Số lần điều tra Số loài phát hiện
Gray, 1842, màng giữa các ngón chân của loài tắc kè chân vịt lớn quá 2/3 chiều dài ngón chân trong khi mẫu vật tại bảo tàng màng chân rất nhỏ phù hợp với những mẫu vật mà tôi thu thập được trong KBT. Mẫu vật của loài tắc kè Gekko gecko Linnaeus, 1758 trong bảo tàng của KBT sau khi tôi đo đếm lại thì là mẫu của loài tắc kè ri vơ Gekko reevesii Gray, 1831.
Từ những bình luận trên tôi đưa ra danh sách các loài mới phát hiện và các loài mới được định danh lại cho KBT. Thông tin chi tiết trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Danh sách các loài mới phát hiện cho KBTTN Pù Luông TT
Loài
Tên khoa học Tên phổ thông Tƣ liệu
1 Gekko reevesii (Gray, 1831) Tắc kè ri vơ A
2 Gekko chinensis (Gray, 1842) Tắc kè Trung Quốc M
3 Cyrtodactylus cf. puhuensis Nguyen, Yang, Thi Le, Nguyen, Orlov, Hoang, Nguyen, Jin, Rao, Hoang, Che, Murphy & Zhang, 2014
Tắc kè ngón chân cong Pù Hu
M
4 Hemidactylus vietnamensis Darevsky, Kupriyanova & Roshchin, 1984
Thạch sùng Việt Nam M 5 Takydromus kuehnei vietnamensis Ziegler &
Bischoff, 1999
Liu điu kuc ni M
6 Sphenomorphus cf. indicus (Gray, 1853) Thằn lằn phê nô , 199 A
7 Plestiodon quadrilineatus (Blyth, 1853) Thằn lằn ema chỉ M
8 Tropidophorus bavinensisBourret, 1939 Thằn lằn tai Ba Vì M
9 Pseudonoxendon bambusicola (Vogt, 1922) Rắn hổ xiên tre M
10 Rhabdophis sp. Rắn hoa cỏ M
11 Lycodon subcinctus (Boie, 1827) Rắn khuyết khoanh M,QS
12 Lycodon ruhstrati abditus Vogel, David, Pauwels,
Sumontha, Norval, Hendrix, Vu & Ziegler 2009
Rắn khuyết ẩn M
13 Oligodon catenatus (Blyth, 1854) Rắn kiếm a sam M
14 Orthriophis moellendorffii (Boettger, 1886) Rắn sọc đuôi khoanh M
15 Naja atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang Trung
Quốc
A
16 Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) Rắn hổ mang chúa PV,A
18 Ovophis monticola(Gunther, 1864) Rắn Lục núi M,QS
19 Trimeresurus stejnegeri Schmidt, 1925 Rắn lục xanh M,QS
20 Geoemyda spengleri (Gmelin, 1789) Rùa đất speng-lơ PV,A
21 Cyclemys pulchristriata (Gray, 1831) Rùa đất pul-kin A
22 Cyclemys oldhamii (Gray, 1863) Rùa đất sê pôn PV,A
23 Sacalia quadriocellata (Siebenrock, 1903) Rùa bốn mắt PV,A
24 Indotestudo elongata (Blyth, 1853) Rùa núi vàng PV,A
Trionychidae Hrionych
25 Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1835) Ba ba trơn M
Ghi chú:
(TL) – Tài liệu; (MV) - Mẫu vật; (PV) - Phỏng vấn; (NT) – Nghe thấy; (QS) – Quan sát, (A) - Ảnh chụp, (D) – Di vật
Trong các loài mới phát hiện cho KBTTN Pù Luông 2016 có hai loài đáng chú ý;
Loài Tắc kè ngón chân cong Pù Hu Cyrtodactyluspuhuensis Nguyen, Yang, Thi Le, Nguyen, Orlov, Hoang, Nguyen, Jin, Rao, Hoang, Che, Murphy & Zhang, 2014 mới đươc phát hiện vào tháng 3 năm 2014 và hiện tại mới xác định vùng phân bố duy nhất tại KBTTN Pù Hu. Phát hiện này giúp mở rộng vùng phân bố của loài.
Một mẫu vật cái của loài rắn hoa cỏ Rhabdophis sp. tôi thu thập được có đặc điểm khác với 7 loài trong giống Rhabdophis được ghi nhận ở nước ta hiện nay như sau: Rhabdophis sp. có số hàng vảy quanh thân 19 hàng lớn hơn
R. angeli (15 hàng) và R. nuchalis (17 hàng). So với 5 loài có cùng 19 hàng vảy còn lại thì loài Rhabdophis sp. có số vảy môi trên 8 vảy nhiều hơn loài R. tigrinus (7 vảy môi trên) và ít hơn loài R. chrygagros (9 vảy môi trên).
Rhabdophis sp. có số vảy môi trên thứ 4 và 5 chạm mắt khác biệt so với R. callichroma (vảy số 3–5 chạm mắt), R. nigrocinctus (vảy số 4-6 chạm mắt). Loài Rhabdophis sp. có 2 vảy môi trên chạm mắt và có 3 hàng vảy hẹp sau gáy khác với loài R. subminiatus có 3 vảy môi trên chạm mắt (hiếm khi 2) và
các hàng vảy sau gáy đều mở rộng). Cần thu thêm mẫu vật và so sánh với các loài khác trong giống Rhabdophis chưa được ghi nhận ở Việt nam để xác định liệu mẫu vật này là một dạng dao động về hình thái hay là một loài độc lập. Tuy nhiên, Rhabdophis sp. khác biệt với loài còn lại ở Pù Luông là R. subminiatus nên khu vực nghiên cứu có hai loài thuộc giống Rhabdophis.
4.1.2. Sự đa dạng các bậc taxon bò sát
Ngoài việc thống kê thành phần loài thì việc đánh giá tính đa dạng các bậc taxon phân loại trong khu hệ cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính đa dạng khu hệ bò sát của khu vực nghiên cứu. Tôi đã tiến hành thống kê, xử lý để xác định tính đa dạng, tỷ lệ các loài, các họ trong các bộ bò sát ghi nhận được. Kết quả thể hiện trong bảng 4.3, biểu đồ 4.1.
Bảng 4.3. Sự đa dạng các bậc taxon bò sát tại KBTTN Pù Luông TT Tên bộ Họ Giống Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Bộ Có vảy Squamata 10 71,43 37 72,97 47 78,33 2 Bộ Rùa Testudinata 4 28,57 10 27,03 13 21,77 2 14 100 47 100 60 100
Biểu đồ 4.1. Sự phân bố các taxon bò sát trong khu vực nghiên cứu
Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.1 cho thấy bộ có vảy chiếm phần lớn số loài trong khu vực nghiên cứu chiếm 71,43 % số họ, 72,97 % số giống và 78,33 % số loài bò sát trong khu vực nghiên cứu. Trong bộ có vảy thì họ rắn nước Colubridae đa dạng nhất với 18 loài và 15 giống. Tiếp theo là họ thằn lằn bóng Eutropis có 6 loài thuộc 4 giống.
Bộ rùa Testudinata có 13 loài chiếm hơn 50% tổng số loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam; Việt Nam có 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt. Khu vực nghiên cứu có 4 họ chiếm 100% số họ rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam.
Để góp phần đánh giá tính đa dạng khu hệ bò sát tại KBTTN Pù Luông tôi tiến hành so sánh khu bò sát của khu vực với một số Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia khác. Đây là các khu vực tương đối đồng nhất về địa hình, sinh thái với khu vực nghiên cứu. Kết quả thể hiện trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. So sánh số loài bò sát tại KVNC với các khu bảo tồn lân cận
STT Khu vực Năm
khảo sát Số bộ Số họ Số loài Nguồn
1 VQG Cúc Phương 2003 2 15 73 27
2 KBT TN Pù Huống 2008 2 15 70 9
3 KBT TN Pù Luông 2016 2 14 60 Hiện tại
4 VQG Pù Mát 2001 2 16 50 14
5 KBT TN Xuân Liên 2012 2 11 38 28
6 KBT TN Pù hu 2013 2 14 53 33
KBT TN Xuan Nha 2008 2 26 48 9
Qua bảng 4.4. cho thấy KBTTN Pù Luông có độ đa dạng bò sát lớn hơn VQG Pù Mát và hai KBTTN Xuân Liên và Pù Hu cùng trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lớn hơn KBTTN Xuân Nha. Mặc dù diện tích nhỏ hơn các khu trên. Độ đa dạng bò sát tại KVNC nhỏ hơn VQG Cúc Phương và KBTTN Pù Hoạt..
4.2. Xây dựng khóa định loại cho các loài bò sát tại KBTTN Pù Luông
4.2.1. Khóa định loại
KHOÁ PHÂN LOẠI CÁC BỘ VÀ BỘ PHỤ 1 (2) Thân ẩn trong giáp xương gồm hai mảnh mai và yếm
...Bộ Rùa Testudinata 2 (1) Thân phủ vảy sừng nhỏ, có đuôi thon dần về cuối
...Bộ Có vảy Squamata 3 (4) Mặt bụng có nhiều hàng vảy nhỏ, có chi
...Phân bộ phụ Thằn lằn Lacertilia 4 (3) Mặt bụng chỉ có một hàng vảy, không có chi hoặc chi tiêu giảm
KHÓA ĐỊNH LOẠI BỘ RÙA
1 (20) Mai có tấm sừng ... 2 (3) Đuôi dài bằng mai, mai rất dẹp. Đầu rất to không thể rụt vào mai...Rùa đầu to Platysternon megacephalum
3 (2) Đuôi ngắn hơn mai, mai không quá dẹp. Đầu có thể rụt vào mai... 4 (7) Yếm gồm hai mảnh cử động được, có thể kép kín mai hoàn toàn... 5(6) Mai gồ rất cao. Tấm sống dài hơn rộng. Gờ sống nổi rõ... ... Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons
6(5) Mai hơi dẹp. Tấm sống dài gần bằng rộng. Mai có 3 vạch đen chìm song song... Rùa hộp ba vạch Cuora cyclornata
7(4) Yếm và mai cử động được hoặc không kép kín hoàn toàn, không cử động được... 8(13) yếm cử động được nhưng không khép kín hoàn toàn... 9(10) Có 3 gờ rất rõ, gờ sườn cong lại thành góc đứng. Phần trên của tấm sườn hợp với tấm sống làm thành mặt phẳng ...Rùa sa nhân
Cuora mouhoti
10(9) Không có 3 gờ rõ trên lưng... 11(12) Mai có các đường sinh trưởng đồng tâm. Có sọc hai bên đầu, bụng đen hoàn toàn ...Rùa đất Sêpôn Cyclemys oldahamii
12(11) Mai có các đường sinh trưởng đồng tâm. Có sọc hai bên đầu, bụng không đen hoàn toàn ... Rùa đất Pul-kin Cyclemys pulchristriata
13(8) Yếm không cử động được... 14(15) Có hai chấm màu vàng hoặc nâu sau gáy giống mắt giả ...Rùa bốn mắt Sacalia quadriocelata
15(14) Không có 2 chấm vàng hoặc nâu sau gáy giống mắt giả... 16(17) Cổ có nhiều sọc màu vàng, xanh...Rùa cổ sọc Mauremys sinensis