Phân bố của các loài bò sát quan trọng trong KBTTN Pù Luông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học loài bò sát tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 68)

Dựa theo tiêu chí loài được bảo vệ bởi các văn bản pháp luật của Việt Nam; Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Nghị định 160/2013/NĐ-CP, và Công ước CITES, Sách Đỏ Việt Nam 2007, Danh lục đỏ thế giới IUCN 2016 tôi đã thống kê được 15 loài bò sát tại KBTTN Pù Luông là đối tượng ưu tiên bảo tồn. Thông tin chi tiết trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Danh sách loài bò sát ƣu tiên bảo tồn tại KBTTN Pù Luông

TT Loài

Tên khoa học Tên tiếng Việt Giá trị bảo tồn IUCN 2016 SĐVN 2007 32/2006 /NĐ- CP CITES 2015 NĐ 160/2013/NĐ- CP 1 Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 Rồng đất VU

2 Gekko reevesii (Gray, 1831) Tắc kè ri

VU

3 Varanus salvator (Laurenti,

1768)

Kỳ đà hoa LC EN IIB I

4 Python molurus (Linnaeus,

1758)

Trăn đất, trăn mốc

NT CR IIB I

5 Coelognathus radiatus (Boie,

1827)

Rắn sọc dưa

VU IIB

6 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo

thường EN 7 Orthriophis moellendorffii (Boettger, 1886) Rắn sọc đuôi khoanh VU VU

8 Ophiophagus hannah (Cantor,

1836)

Rắn hổ mang chúa

VU VU IB I

9 Bungarus fasciatus (Schneider,

1801)

Rắn cạp nong

LC EN IIB

10 Bungarus multicinctus Blyth,

1861

Rắn cạp nia bắc

11 Platysternon megacephalum

Gray, 1831

Rùa đầu to EN EN IIB

12 Cuora cyclornata Blanck,

McCord, and Le, 2006

Rùa vàng, rùa hộp ba vạch

CR CR IB I

13 Cuora galbinifrons (Bourret,

1939)

Rùa hộp trán vàng

CR EN I

14 Indotestudo elongata (Blyth,

1853)

Rùa núi vàng

EN EN IIB

15 Manouria impressa (Günther,

1882)

Rùa núi viền

VU VU IIB

Thông tin về phân bố và tình trạng của các loài ưu tiên bảo tồn quan sát được tại KBTTN Pù Luông

 Rồng đất: Physignathus cocincinus Cuvier, 1829

Physignathus cocincinus G. Cuvier, 1829, Regen. Anim., ed.2., Paris, 2: 41. Tên Việt Nam: Rồng đất. Tên tiếng Anh: Indochinese water dragon.

Mẫu vật: PL-2013 - 5 (J); PL- Hồi Xuân- 1(♂); PL – Thanh Sơn - C15(♀) L+L.cd: 286,9 +762,6. Lbs:11. Lbi: 12. C: 216. Đầu và thân phủ vảy nhỏ, đều nhau. Con đực có 9 lỗ đùi mỗi bên. Vảy bụng và dưới các chi hình 6 cạnh và lớn hơn vảy thân. Vảy đuôi có gờ. Thân và đuôi dẹp bên thành hình tam giác đỉnh ở trên. Có một hàng gai cứng từ cổ tới đuôi. Thân màu xanh lá thẫm, bụng xanh nhạt, ở con đực vùng cổ có màu vàng rực rỡ và nhiều gai tù. Đuôi có các khoanh nâu đen xen kẽ khoanh xanh hay vàng.

Loài này chỉ phân bố ở khu vực núi đất Thành Sơn, Thành Lâm, Hồi Xuân, Lũng Cao, Cổ Lũng, Phú Lệ của KBTTN Pù Luông.

Bản đồ 4.1. Bản đồ khu vực phát hiện loài Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier, 1829

Bản đồ: Nguyễn Tài Thắng, Nguyễn Đắc Mạnh

 Tắc kè ri vơ: Gekko reevesii Gray, 1831 Tên đồng nghĩa: Gekko Reevesii GRAY 1831: 48

Gekko reevesii — RÖSLER et al. 2011

Gekko reevesii — ZHANG et al. 2014

Tên Việt Nam: Tắc kè ri vơ, tên tiếng anh:Reeves’ Tokay Gecko

L+L.cd: 189+153. Lbs: 12 Lbi: 13. Đầu dẹp phủ vảy nhỏ, lỗ tai hình dẹt đứng. Vảy mõm không chạm lỗ mũi. Ngón tay, ngón chân I không có vuốt. Các bản mỏng dưới ngón không chia. Ngón tay I có 13 bản mỏng, ngón chân IV có 13-19 bản mỏng. Lưng có khảm các nốt sần lớn màu trắng xám với những nốt màu cam. Bụng xám nhạt, vảy bụng lớn hơn vảy thân

Bản đồ 4.2. Bản đồ khu vực phát hiện loài tắc kề ri vơ Gekko reevesii

Gray, 1831 tại KBTTN Pù Luông

Bản đồ: Nguyễn Tài Thắng, Nguyễn Đắc Mạnh

 Rắn sọc dưa: Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Tên đồng nghĩa: Coluber radiatus BOIE 1827

Coluber radiatus — SCHLEGEL 1837: 135

Coluber quadrifasciatus CANTOR 1839

Tropidonotus quinque CANTOR 1839

Coelognathus radiata — FITZINGER 1843

Elaphis radiatus — DUMÉRIL 1853

Plagiodon radiata — DUMÉRIL 1853

Compsosoma radiatum — DUMÉRIL, BIBRON & DUMÉRIL 1854: 292

Elaphis (Compsosoma) radiatum — BLEEKER 1857

Spilotes radiatus — GÜNTHER 1858

Compsosoma radiatum — STOLICZKA 1870: 188

Coluber radiatus — BOULENGER 1894: 61

Coluber (Compsosoma) radiatus — MÜLLER 1895: 203

Coluber radiatus — WALL 1908: 327

Elaphe radiata — BARBOUR 1912

Elaphe radiata — POPE 1929

Coelognathus radiatus — COCHRAN 1930

Elaphe radiata — SMITH 1943

Elaphe radiata — SCHULZ 1996: 219

Elaphe radiata — MANTHEY & GROSSMANN 1997: 344

Elaphe radiata — COX et al. 1998: 51

Elaphe radiata — LAZELL et al. 1999

Elaphe radiata — CHAN-ARD et al. 1999: 166

Coelognathus radiatus — GUMPRECHT 2000

Coelognathus radiatus — UTIGER et al. 2002

Elaphe radiata — ZIEGLER 2002: 231

Coelognathus radiatus — WINCHELL 2003

Coelognathus radiatus — GUMPRECHT 2003

Elaphe radiata — PAUWELS et al. 2003

Elaphe radiata — ZHAO 2006

Coelognathus radiata — ZIEGLER et al. 2007

Elaphe radiatus — MURTHY 2010

Coelognathus radiatus — WALLACH et al. 2014: 172

Tên Việt Nam: Rắn sọc dưa, tên tiếng Anh: Radiated Ratsnakes, Copperhead Rat Snake, Copper-headed Trinket Snake

L+L.cd: 360 + 92. Lbs: 9 (4,5,6). Lbi: 10. C: 21-19-17 . V: 225. Scd: 98(kép). A chia. Đầu, lưng màu nâu xám. Từ mắt toả ra 3 vệt đen: vệt 1

chạy xuống sau tấm môi trên thứ 5, vệt 2 chạy xuống sau tấm môi trên thứ 7, vệt 3 vòng từ sau mắt viền theo bờ sau tấm đỉnh. Có 2 dải sọc đen mỗi bên chạy tới gần nửa thân. Vảy thân có 1 gờ rõ.

Phân bố: rộng khắp khu bảo tồn

Bản đồ 4.3. Bản đồ khu vực phát hiện loài rắn sọc dƣa Coelognathus radiatus (Boie, 1827) tại KBTTN Pù Luông

Bản đồ: Nguyễn Tài Thắng, Nguyễn Đắc Mạnh

 Rắn ráo thường: Ptyas korros (Schlegel, 1837) Tên đồng nghĩa: Coluber korros SCHLEGEL 1837: 139

Ptyas korros — COPE 1861

Coryphodon Korros — DUMÉRIL & BIBRON 1854: 186

Liopeltis libertatis BARBOUR 1910: 169

Ptyas korros chinensis MELL 1930

Zamenis korros — BOULENGER 1890: 324

Ptyas korros — STEJNEGER 1907: 348

Zamenis korros — WALL 1908: 326

Ptyas korros indicus MELL 1931

Zamenis korros — BOURRET 1935

Ptyas korros — SMITH 1943: 162

Ptyas korros — MANTHEY & GROSSMANN 1997: 385

Coluber korros — LAZELL 1998

Ptyas korros — COX et al. 1998: 54

Ptyas korros — PINOU & DOWLING 2000 (by inference)

Ptyas korros — ZIEGLER 2002: 251

Ptyas korros — WALLACH et al. 2014: 616

Tên Việt Nam: Rắn ráo thường, tên tiếng Anh: Chinese Ratsnake, Indo- Chinese Rat Snake

L+L.cd: 526 + 110 mm. Lbs: 8 (4, 5). Lbi :10. C: 17 -15 -15. V: 176. Scd:

112 (kép). A chia. Có 2 tấm má. Đầu dài phân biệt rõ với cổ. Lưng màu nâu đậm, về cuối thân nhạt dần. Vảy nhẵn, viền đen càng về cuối thân càng rõ dần. Bụng màu vàng nhạt.

Bản đồ 4.4. Bản đồ khu vực phát hiện loài rắn ráo thƣờng Ptyas korros

(Schlegel, 1837) tại KBTTN Pù Luông

Bản đồ: Nguyễn Tài Thắng, Nguyễn Đắc Mạnh

 Rắn cạp nong: Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)

Tên đồng nghĩa: Pseudoboa Fasciata SCHNEIDER 1801: 283

Boa fasciata — SHAW 1802

Bungarus annularis DAUDIN 1803

Aspidoclonion annulare — WAGLER 1830

Bungarus fasciatus — CANTOR 1847

Bungarus annularis — DUMÉRIL & BIBRON 1854: 1269

Bungarus fasciatus bifasciatus MELL 1929

Bungarus fasciatus insularis MELL 1930

Bungarus fasciatus fasciatus — MELL 1931

Bungarus fasciatus — SMITH 1943: 411

Bungarus fasciatus — WELCH 1994: 37

Bungarus fasciatus — MANTHEY & GROSSMANN 1997: 417

Bungarus fasciatus — COX et al. 1998: 30

Bungarus fasciatus — ZIEGLER 2002: 268

Bungarus fasciatus — WALLACH et al. 2014: 128 Tên tiếng việt; Rắn cạp nong, tên tiếng Anh: Banded Krait

L+Lcd. 1259 + 150. Lbi. 7 (2); Lbs. 7; C. 15 - 15-15; V. 240; Scd. 42 (đơn). A. Nguyên. Vảy quanh thân nhẵn khác biệt với vảy sống. Sống lưng gồ cao, vảy hình 6 cạnh. Vảy bụng nhẵn. Đầu, cổ màu đen, có 1 vệt vàng nhạt hình chữ V ngược đỉnh ở giữa vảy trán xuôi ra 2 bên gáy. Có 23–30 vòng đen xen kẽ 22 – 29 vòng vàng khép kín ở bụng.

Phân bố: Rộng khắp trong KBT

Bản đồ 4.5. Bản đồ khu vực phát hiện loài rắn cạp nong Bungarus fasciatus tại KBTTN Pù Luông

4.4. Đề xuất phƣơng án quản lý thông tin điều tra giám sát các loài bò sát.

Cơ sở dữ liệu về bò sát được lưu trữ đầy đủ và liên tục giúp các nhà quản lý đưa ra những giải pháp bảo tồn hiệu quả nhất cho tài nguyên bò sát trong KBT. Toàn bộ thông tin được lưu trữ tại hệ thống máy tính của khu bảo tồn và được quản lý bởi một cán bộ chuyên trách của phòng bảo tồn thiên nhiên.

Hình 4.1. Mô hình quản lý dữ liệu bò sát tại KBTTN Pù Luông

4.4.1. Đề xuất quản lý cơ sở dữ liệu

Thông tin liên quan đến loài bao gồm: ảnh chụp, mẫu vật, các số đo liên quan đến mẫu vật, nơi lưu trữ mẫu vật, tọa độ thu mẫu vật, điều kiện bảo quản mẫu vật...Các dữ liệu này thường được lưu trữ dời rạc của các nhà nghiên cứu và cả máy tính của khu bảo tồn. Tất cả các thông tin cần được mã hóa liên kết với nhau thông qua key cố định.

Hình ảnh: cần được đặt tên theo đúng quy ước bao gồm; Tên ảnh, ngày tháng chụp, mã ảnh, địa điểm chụp, tên người chụp ảnh.

Ví dụ: Rùa hộp trán vàng miền bắc, Cuora galbinifrons, [20 May 16], [FR-0001], Eo Điếu, Xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, [Nguyễn Tài Thắng]. Jpg Số liệu liên quan đến mẫu được nhập vào bảng Access 2007. Chức năng nhập liệu cho phép dẫn liệu, chỉnh sửa, bổ sung các số liệu ở dạng bảng biểu. Mô đun yêu cầu dữ liệu thực hiện chức năng thu thập các dữ liệu CSDL thống kê và/hoặc CSDL theo điều kiện.

Hình 4.2. Nhập dữ liệu vào Access 2007

4.4.2. Truy xuất dữ liệu

Tuy theo nội dung điều tra chúng ta dễ dàng truy xuất thông tin mong muốn.

Ví dụ ta cần thông tin về loài Rùa Sa nhân Cuora mouhotii có thể vào bảng dữ liệu lấy riêng kết quả về thông tin.

Có 12 cá thể Rùa sa nhân Cuora mouhotii đã được quan sát tại KBTTN Pù Luông ta có thể tiếp tục truy xuất vùng phân bố của loài thông qua phần mềm Arc Map 9.2.

Hinh 4.4. Truy xuất dữ liệu bản đồ phân bố của rùa Sa nhân Cuora mouhotii tại KBTTN Pù Luông bằng phần mềm Arc Map 9.2

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận

- Tổng số 60 loài bò sát thuộc 14 họ và hai bộ được ghi nhận tại KBTTN Pù Luông. Trong đó, 25 loài bò sát được ghi mới cho KBT.

- Xác định được danh sách 15 loài bò sát quan trọng ưu tiên bảo tồn cho khu vực nghiên cứu. Xây dựng bản đồ vùng xuất hiện của 5 loài bò sát quý hiếm có quan sát được mẫu vật trong quá trình nghiên cứu.

- Xây dựng 1 khóa định loại các bộ bò sát, 1 khóa định loại các loài trong bộ rùa, một khóa định loại các loài trong bộ phụ thằn lằn, một khóa định loại các loài trong bộ phụ rắn tại KBTTN Pù Luông. Một bộ ảnh tra cứu các loài bò sát có phân bố trong khu vực cũng được xây dựng chi tiết.

- Đưa ra hướng quản lý cơ sở dự liệu đa dạng sinh học các loài bò sát cho KBTTN Pù Luông.

2. Kiến Nghị

Căn cứ vào kết quả điều tra, căn cứ vào những tồn tại khách quan của nghiên cứu này, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo tồn các loài bò sát và định hướng cho các hoạt động tiếp theo tại KBTTN Pù Luông. Cụ thể như sau:

a) Đối với công tác quản lý và bảo tồn loài:

- Tăng cường việc thực thi pháp luật, bảo vệ nghiêm ngặt cảnh quan và toàn bộ diện tích rừng. Đặc biệt, chú trọng các khu vực có 15 loài bò sát quý hiếm cư trú.

- Quy hoạch riêng phân khu bảo tồn các loài bò sát quan trọng (các loài bò sát quý hiếm, mới ghi nhận và có ý nghĩa kinh tế); chú trọng điều tiết mật độ cây bụi thảm tươi và tầng thảm mục để tạo ra nhiều nơi cư trú, nơi kiếm ăn, và nơi sinh sản cho các loài bò sát quan trọng này.

- Quy hoạch hệ thống ô giám sát các loài bò sát quan trọng; từ đó theo dõi sự biến động quần thể của các loài quý hiếm có ý nghĩa kinh tế, cũng như

tiếp tục khẳng định sự hiện diện thường xuyên của các loài bò sát quý hiếm mới ghi nhận.

- Cần kết hợp công tác tuần tra của lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng với công tác điều tra giám sát các loài bò sát. Việc kết hợp này sẽ giúp công tác điều tra giám sát được liên tục.

- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài bò sát khỏi săn bắt và buôn bán trái phép cho học sinh các trường tiểu học, trung học tại các xã vùng đệm.

b) Đối với các hoạt động và nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu về địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, khí tượng, thủy văn, thảm thực vật,... trên toàn bộ khu bảo tồn. Từ đó có thể biên tập bản đồ khu phân bố sinh thái của các loài bò sát quan trọng, làm cơ sở cho công tác quy hoạch bảo tồn loài.

- Tiếp cận nghiên cứu nhóm bò sát ở quy mô quần xã như: nghiên cứu sự biến đổi kết cấu quần xã bò sát ở các dạng sinh cảnh, các thang độ địa hình, yếu tố khí tượng khác nhau; để từ đó xác định được một số loài bò sát chỉ thị, cũng như cơ chế phản ứng của quần xã bò sát đối với sự biến đổi (theo thời gian và không gian) của thảm thực vật rừng, địa chất, địa hình, khí hậu trong khu bảo tồn.

- Xây dựng chương trình nghiên cứu chuyên sâu về tập tính sinh sản của một số loài bò sát quý hiếm; làm cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn ở cấp độ loài và quần thể.

- Công tác điều tra, giám sát các loài bò sát cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, dài hạn và cán bộ khu bảo tồn, người dân địa phương phải là lực lượng nòng cốt để thực hiện hoạt động này. Do đó, cần có chương trình tập huấn cụ thể cho từng đối tượng trên để nâng cao hiệu quả công tác điều tra và giám sát các loài bò sát tại KBTTN Pù Luông.

- Thu thêm mẫu vật của loài rắn hoa cỏ Rhabdophis SP so sánh hình thái và cấu tạo gen của loài với các loài đã có ở Việt Nam để đưa ra kết luận đây là một dạng dao động về hình thái hay là một loài độc lập; định danh cho loài.

- Hoàn thiện công tác quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên bò sát trong khu vực phục vụ cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học các loài bò sát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Anon (1998), Báo cáo điều tra quy hoạch KBTTN Pù Luông, Báo cáo Viện điều tra quy hoach rừng. Hà Nội.

2. Đào Văn Tiến (1957) Nghiên cứu động vật giới ở Miền Trung Việt Nam (vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Tạp chí động vật học, 36 (8), 1209- 1216.

3. Đào Văn Tiến, Lê Vũ Khôi (1965), ―Dẫn liệu bước đầu về sinh thái Ếch đồng Rana tigrinarugulosa‖, Tạp chí Sinh vật - Địa học, IV (4), tr: 214- 222. 40,

4. Đào Văn Tiến (1978), Về khóa định loại rùa và cá sấu Việt Nam, Tạp chí Sinh vật - Địa học, Hà Nội, XVI (1), tr.1-6.

5. Đào Văn Tiến (1979). Về định loại thằn lằn Việt Nam. Tạp chí sinh vật học: 1(1): 2-10.

6. Đào Văn Tiến (1981), Về khóa định loại rắn Việt Nam (phần 1), Tạp chí Sinh vật - Địa học, III (4), tr.1-6.

7. Đào Văn Tiến (1982), Về khóa định loại rắn Việt Nam (phần 2), Tạp chí Sinh vật - Địa học, IV (5), tr.5-9.

8. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Đắc Chứng (2012), Ếch nhái, bò sát ở vườn quốc gia Bạch Mã, Nxb Nông Nghiệp: 220 tr.

9. Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung, Ông Vĩnh An, Nguyễn Thị Lương, Hoàng Xuân Quang (2012), Đa dạng thành phần loài ếch nhái, bò sát ở khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, Báo cáo khoa học hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam, Nxb Đại học Vinh, tr. 245-254. 10. Hoàng Thị Nghiệp, Phạm Văn Hiệp (2009), Thành phần loài lưỡng cư và

bò sát ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo khoa học hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam, Nxb Đại học Huế, tr. 115-122.

11. Hoàng Thị Nghiệp, Ngô ĐắcChứng (2011), Thành phần loài lưỡng cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học loài bò sát tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)