Vấn đề cấp phép giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam khá rườm rà, mất thời gian và không thực sự hiệu quả:
Theo phân tích của Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn, tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP: “DN phải tự lấy mẫu xét nghiệm, sau đó nộp hồ sơ để cơ quan quản lý xét duyệt. Quy trình này rõ ràng không thể bảo đảm ATTP vì trước hết, việc xét duyệt hoàn toàn trên giấy, Cục ATTP (Bộ Y tế) không hề kiểm tra cơ sở sản xuất cũng như thực tế sản phẩm; thứ hai, DN có thể tùy ý chọn mẫu xét nghiệm, mẫu đạt đem đi nộp, mẫu không đạt bỏ đi, không ai kiểm soát quá trình này. Điều nguy hại hơn là quy trình xét duyệt quá lâu, khiến DN tốn nhiều chi phí và thời gian.”
KFC có thể gặp khó khăn trong việc xin giấy xác nhận ATTP, ảnh hưởng đến việc cung cấp sản phẩm, thức ăn đến khách hàng hay ra món mới. Đồng thời, nhập nhằng trong việc xin giấy phép sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của cửa hàng, có thể gây ra những bê bối, tai tiếng không tốt cho cả thương hiệu KFC.
Thêm nữa, tại Việt Nam các quy định về kiểm định độ an toàn thực phẩm, hàm lượng chất bảo quản, nguồn gốc xuất sứ,.. tuy không quá khắt khe nhưng vẫn tạo nên tâm lý e dè, lo lắng của
người tiêu dùng về sản phẩm mà thương hiệu cung cấp. Vậy nên KFC phải tốn thêm nhiều chi phí cho việc quảng cáo, tuyên truyền và khẳng định chất lượng sản phẩm:
- Đầu tư nhiều hơn cho khâu nguyên liệu: sử dụng dầu ăn Neptune, chiên với số lần nhất định để đảm bảo không tạo nên các chất độc hại do dầu chiên đi chiên lại nhiều lần; nguồn gà từ các cơ sở chất lượng như Long Bình, CP, Unitek đạt tiêu chuẩn Vietgap với quy trình sản xuất đông lạnh đảm bảo chất lượng; vườn rau KFC với các tiêu chuẩn về lượng phân bón, sử dụng xe chuyên dụng vận chuyển để tránh việc dùng chất bảo quản;..
- Tốn nhiều chi phí cho việc quảng cáo, khẳng định chất lượng: ngoài các bài báo, bài viết về chất lượng sản phẩm, KFC còn đầu tư một chuỗi quảng cáo thời lượng dài vào năm 2016 như “Khám phá dầu ăn KFC”, “Gà KFC xuất xứ từ đâu”, “Khoai KFC được lấy từ đâu”, “Truy tìm xuất xứ của rau KFC” với sự đầu tư và mời diễn viên hài Diệu Nhi tham gia để quảng bá chất lượng sản phẩm
➔ KẾT: mặc dù KFC không gặp quá nhiều khó khăn do chủ nghĩa bảo hộ gây ra nhưng vẫn có những rào cản nhất định, buộc KFC phải đầu tư nhiều hơn vào hoạt động marketing để đẩy mạnh sự phát triển và tạo dựng niềm tin ở khách hàng.
Phần 3: Kết luận
KFC gia nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1997, tuy là thời điểm hết sức khó khăn do khủng hoảng tài chính Châu Á và là người tiên phong bước vào thị trường mới này khi người tiêu dùng vẫn hoàn toàn xa lạ với những nhà hàng ăn nhanh nhưng KFC đã có sự tấn công mạnh mẽ vào thị trường, chấp nhận chịu lỗ dài trong tận 7 năm để dần thay đổi sự nhận diện của người tiêu dùng về thức ăn nhanh.
Thực tế, KFC không hẳn là thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà là dần thích nghi, đem thức ăn nhanh của mình cạnh tranh với ẩm thực đường phố Việt Nam và thêm những món ăn mới dành cho thị trường này. Thậm chí sự ứng biến nhạy bén của KFC khi đối diện với sự khủng hoảng do dịch cúm gà khi nhân cơ hội đó chứng minh được chất lượng sản phẩm của mình và hướng người tiêu dùng đến việc tìm thịt gà có nguồn gốc sạch thay vì tẩy chay càng giúp KFC vượt qua khó khăn, dành được sự tin tưởng của người dùng và bắt đầu phát triển nhanh chóng.
KFC sử dụng chiến lược tấn công khi tham gia vào thị trường Việt Nam, có sự thích nghi hóa một cách thông minh, đầu tư nhiều cho các hoạt động marketing gây dựng hình ảnh thương hiệu giúp KFC giành được thị phần xứng đáng, luôn là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh dẫn đầu tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, KFC vẫn cần cẩn trọng các vấn đề về nhượng quyền thương mại, an toàn thực phẩm,.. để đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn trơn tru và giữ vững hình ảnh thương hiệu đã dành hơn 20 năm gây dựng tại thị trường Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược Marketing Mix của KFC: Đi đến đâu "bản địa hóa" đến đó!. (2021). Retrieved 12 November 2021, from https://marketingai.admicro.vn/chien-luoc-marketing-mix-cua- kfc-di-den-dau-ban-dia-hoa-den-do/
2. Chủ nghĩa bảo hộ là gì? Ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ. (2021). Retrieved 12 November 2021, from https://vietnamfinance.vn/chu-nghia-bao-ho-la-gi-anh-huong-cua-chu-nghia- bao-ho-20180504224208795.htm
3. Chuyển đổi số tại Việt Nam: Những thống kê ấn tượng đầu năm 2021 | Visual Story - Báo Lao Động. (2021). Retrieved 12 November 2021, from https://specials.laodong.vn/chuyen- doi-so-tai-viet-nam-va-nhung-thong-ke-an-tuong-2021/
4. Country Comparison - Hofstede Insights. (2021). Retrieved 12 November 2021, from
https://www.hofstede-insights.com/country-comparison/vietnam/
5. Gỡ rào cản, mở đường cho doanh nghiệp (Kỳ 1). (2021). Retrieved 12 November 2021, from
https://nhandan.vn/nhan-dinh/go-rao-can-mo-duong-cho-doanh-nghiep-ky-1-306264/
6. Ha, T. (2021). Kinh tế Việt Nam 2020: một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh. Retrieved 12 November 2021, from https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh- te-viet-nam-2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/
7. KFC mở đường nhượng quyền - Vietnam Franchises. (2021). Retrieved 12 November 2021, from http://vffranchiseconsulting.com/kfc-mo-duong-nhuong-quyen/
8. Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% năm 2021. (2021). Retrieved 12 November 2021, from https://www.worldbank.org/vi/news/press- release/2021/08/24/vietnam-s-economy-is-forecast-to-grow-by-about-4-8-percent-in-2021
9. Nhượng quyền thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. (2021). Retrieved 12 November 2021, from http://consosukien.vn/nhuong-quyen-thuong-mai-viet-nam-thuc- trang-va-giai-phap.htm
10. Thống kê Internet Việt Nam 2021. (2021). Retrieved 12 November 2021, from
https://vnetwork.vn/vi/news/thong-ke-tinh-hinh-internet-viet-nam-nam-2021
11. Tổng Quan về Việt Nam. (2021). Retrieved 12 November 2021, from
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview#1
12. Vietnam, B. (2021). Gần 20 năm, kẻ tiên phong KFC làm được những gì tại Việt Nam?. Retrieved 12 November 2021, from https://www.brandsvietnam.com/8151-Gan-20-nam-ke- tien-phong-KFC-lam-duoc-nhung-gi-tai-Viet-Nam
13. VietNam, K. (2021). Kfc Việt Nam | Kfc Việt Nam. Retrieved 12 November 2021, from