Phép lặp: Nghệ thuật

Một phần của tài liệu Bài tập đọc hiểu ngữ văn 9 có đáp án (Trang 120 - 122)

- Quê an hở đâu thế? Hoạ sĩ hỏi.

b.Phép lặp: Nghệ thuật

c. Động từ: mở rộng, làm, vui buồn, yêu thương, căm hờn, biết nhìn, biết nghe, sống. d. Nghệ thuật / không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật / vào đốt lửa

CN1 VN1 CN2

trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải bước lên đường ấy. -> Câu ghép

VN2

ĐỀ 4: đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi

Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống.

(Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?

Câu 2: Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3. Chỉ ra những từ ngữ làm phương tiện liên kết và các phép liên kết câu trong

đoạn trích sau: GỢI Ý:

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản Tiếng nói của văn nghệ của tác giả Nguyễn Đình Thi. 2– Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

3. Đoạn trích sử dụng phương pháp lặp từ ngữ "con người", "tư tưởng", "cuộc sống" 3. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI

ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“... Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.”

(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan, Ngữ văn 9, tập hai)

Câu 1. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?

Câu 2. Xác định phép liên kết hình thức trong hai câu đầu của đoạn trích.

Câu 3. Em hiểu thế nào là thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”? Câu 4. Từ nội dung được đề cập trong đoạn trích, em thấy cần phải làm gì để phát huy

điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân (trình bày trong khoảng 5 - 7 dòng)?

GỢI Ý:

Câu 1: Đoạn trích trên đề cập tới cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam. Câu 2: Phép liên kết trong hai câu thơ đầu là phép thế: "Bản chất trời phú ấy" Câu 3: Thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng":

"Những môn học thời thượng” mà tác giả đề cập đến là những môn học được một bộ phận người ưa chuộng, thích thú nhưng chỉ mang tính chất tạm thời không có giá trị lâu bền.

Câu 4: Các em hãy nêu cảm nhận của mình thông qua đoạn trích và cần ghi nhớ 2

điều về cái mạnh và cái yếu mà tác giả đã nhắc tới:

- Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. - Cái yếu của con người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản

=> Điều cần thiết cho mỗi học sinh lúc này là cần phải thay đổi quan điểm học tập. Cần coi trọng tri thức, học cốt ở tinh không cốt ở đa. Phải xác định gắn học lí thuyết với thực hành, không nên máy móc theo sách giáo khoa, học là để lấy kiến thức, để vận dụng kiến thức và không vì lợi ích trước mắt mà chạy theo những môn học thời thượng .

ĐỀ 2: “… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là

quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.

( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Đoạn trích thể hiện thái độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của tác giả về vấn đề gì ?

Câu 2: Chỉ ra phép lập luận luận trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của nghệ

thuật lập luận đó trong việc thể hiện vấn đề được nói đến?

Câu 3: Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Câu 4. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

Câu 5. Từ in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân

con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?

Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày một vài nét nhận thức

của bản thân trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. (Trong đọan văn có sử dụng thành phần biệt lập, chỉ rõ thành phần biệt lập được sử dụng)

GỢI Ý:

1.Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Tác giả Vũ Khoan.

- Thái độ của tác về vấn đề: trong những hành trang vào thế kỉ mới thì việc chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.

2. Phép lập luận được sử dụng trong đoạn văn trên là phép lập luận giải thích

- Tác dụng : tác giả dùng phép lập luận giải thích đã thuyết phục được người đọc nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của yếu tố bản thân con người trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Trong bất cứ thời đại nào thì con người luôn là động lực của sự phát triển xã hội.

3. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn

4. Đoạn văn sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp

Một phần của tài liệu Bài tập đọc hiểu ngữ văn 9 có đáp án (Trang 120 - 122)