Khổ thơ cuối thể hiện ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Một phần của tài liệu Bài tập đọc hiểu ngữ văn 9 có đáp án (Trang 45 - 49)

Bài thơ khép lại bằng hình ảnh thể hiện ý chí kiên cường vì Tổ quốc, đó là sức mạnh sâu sắc, phi thường của người lính để vượt lên tất cả, bất chấp mọi nguy nan, mọi sự hủy diệt, tàn phá.

+ Biện pháp liệt kê, điệp ngữ được sử dụng nhằm nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng, và sự thiếu thốn, mất mát ngày càng lớn.

- Điều kì diệu và đặc biệt là không gì có thể cản trở, tàn phá được chuyển động của chiếc xe vì “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.

- Mọi thứ trên xe không còn nguyên vẹn nhưng vẫn nguyên vẹn trái tim, ý chí của người lính. Đó chính là sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tinh thần yêu nước.

- Đối lập với những cái “không có” ở trên là một cái “có”, sức mạnh từ trái tim có thể chiến thắng bom đạn kẻ thù. Những chiếc xe chạy bằng sức mạnh của trái tim.

- Trái tim là hình ảnh hoán dụ, kết tinh cho vẻ đẹp về tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp: vì miền Nam, vì sự thống nhất đất nước.

Hình ảnh những người lính chiến đấu với lý tưởng độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội, họ ý thức về trách nhiệm của thế hệ mình. Hình ảnh của họ đã thể hiện thế hệ anh hùng, mạnh mẽ, hiên ngang.

ĐỀ 3: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật được mở đầu bằng một đoạn thơ rất độc đáo:

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng…”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu hỏi

1. Em hãy cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? 2. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ và có ý nghĩa như thế nào?

3. Tại sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật.

4. Xác định biệp pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng?

5. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

GỢI Ý:

Câu 1: Bài thơ được sáng tác năm 1969, thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Khi đó, nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đang là một người lính chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn.

Câu 2: - Điểm khác biệt: Nhan đề bài thơ khá dài, thêm chữ “bài thơ”tưởng như không cần thiết.

- Ý nghĩa:

+ Làm nổi bật hình ảnh của toàn bài : những chiếc xe không kính

+Cho thấy rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về hiện thực chiến tranh mà chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy , chất thơ của tuổi trẻ,

chất thơ trong tâm hồn người lính.

+ Góp phần làm sáng rõ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Câu 3: Hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật bởi xưa nay hình ảnh tàu xe đi vào thơ ca đều được lãng mạn hóa, mỹ lệ hóa nhưng Phạm Tiến Duật lại không ngần ngại đưa vào thơ của mình hình ảnh trần trụi, thực tế “những chiếc xe không kính”.

Hình ảnh những chiếc xe không kính là nhân chứng hùng hồn, chân thực cho hiện thực chiến tranh khốc liệt lúc bấy giờ. Với tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm cùng với nét tinh nghịch, ngang tàng hình tượng những chiếc xe không kính xuất hiện trong thơ như để thử thách con người, cũng như để khẳng định chất thép, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường hiểm nguy của những người lính lái xe Trường Sơn.

Câu 4.

- Điệp ngữ “không” được lặp lại ba lần trong câu thơ đầu tiên.

Tác dụng: Nhấn mạnh hiện thực thiếu thốn, gian khổ của điều kiện, phương tiện chiến đấu; nhấn mạnh nét ngang tàng, hồn nhiên qua giọng điệu tinh nghịch của người lính trẻ. - Điệp ngữ “bom” lặp lại hai lần trong câu thơ thứ hai.

Tác dụng: Nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của tuyến đường Trường Sơn cũng như những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Điệp ngữ “nhìn” lặp lại ba lần trong câu thơ thứ tư.

Tác dụng: Nhấn mạnh tư thế hiên ngang, chủ động, ung dung, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn hiểm nguy của người lính lái xe.

- Các điệp ngữ góp phần tạo nhạc điệu cho lời thơ. Câu 5.

- Giải thích : làm rõ cách hiểu về “thế hệ trẻ ngày nay”, “sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

- Phân tích:

+ Khẳng định được vai trò quan trọng, những đóng góp to lớn của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Chỉ rõ được lí do vì sao thế hệ trẻ ngày nay có vai trò quan trọng như vậy. - Nêu biểu hiện:

+ Nêu bật được vai trò của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Làm rõ được vai trò của thế hệ trẻ ngày nay tron sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp.

- Bàn luận, mở rộng vấn đề.

+ Với vai trò, sứ mệnh như vậy, thế hệ trẻ cần làm gì? +Phê phán những biểu hiện sống thiếu trách nhiệm. + Liên hệ bản thân.

ĐỀ 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).

Câu hỏi:

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.

2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của tác giả?

4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.

GỢI Ý: Câu 1. Câu 1.

– Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

– Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

– Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt

Câu 2.

– Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim

– Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện

Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:

– Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa.

– Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ

Câu 4 Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về:

– Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?

– Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định…

* Lưu ý: khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục

ĐỀ 5: Cho câu thơ:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi”

Câu 1: Chép tiếp 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ tiếp theo. Câu 2: Em hiểu thế nào về hình ảnh trong hai câu thơ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Câu 3: Cảm nhận của em khi đọc hai câu thơ:

Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Câu 4: Em viết đoạn văn 12 câu theo phương thức diễn dịch trình bày cảm nhận của em

về tình đồng đội của những người lính lái xe trong những khổ thơ vừa chép.

GỢI Ý: 1. 1.

Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.

2. Bếp Hoàng Cầm ra đời trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra, khi nấu ăn tránh máy bay phát hiện.

Hình ảnh bếp Hoàng Cầm trong thơ Phạm Tiến Duật gợi lên tình cảm thắm thiết như ruột thịt của những người lính.

Tác giả đưa ra cách định nghĩa thật thú vị về gia đình, vừa hài hước, tếu táo lại tình cảm sâu lắng, thiêng liêng giúp con người xích lại gần nhau hơn trong những cái chung: chung bát, chung đũa, chung nắm cơm, bếp lửa, chung hoàn cảnh, chung con đường với vô vàn thách thức nguy hiểm.

3. Những hình ảnh sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng tâm hồn người chiến sĩ không vì thế mà nhụt chí, ngược lại, họ còn rất mạnh mẽ và kiên định, không gì lung lay nổi.

Hai câu thơ gợi nên sự chông chênh trên con đường gập ghềnh mà những người lính phải vượt qua. Nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực kiên cường, định kiến vượt lên tất cả.

Nhịp thơ đều đều 2/2/3 gợi lên sự bền bỉ trên từng cung đường của những người lính. Hình ảnh trời xanh thêm yên bình cũng tô đậm thêm niềm tin về ngày chiến thắng, về công bằng của những người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.

4. Tâm hồn tươi trẻ, sôi nổi của tình đồng đội, đồng chí trong bài thơ:

+ Những người chiến sĩ lái xe là những chàng trai trẻ vui vẻ, hài hước, tinh nghịch. Họ hồn nhiên tếu táo cũng thật cảm động trong không khí đoàn kết, trong đồng chí, đồng đội.

+ Sự khốc liệt của chiến tranh tạo nên những tiểu đội xe không kính. Con đường giải phóng miền Nam là con đường đi tới chính nghĩa, họ càng đi càng có thêm nhiều bạn: “Gặp bạn bè giữa dọc đường đi tới”.

+ Chỉ một cái bắt tay cũng ấm long, đủ động viên nhau, cảm thông với nhau. Cái bắt tay cũng ấm lòng, đủ động viên, cảm thông với nhau.

+ Tình cảm giữa những người lính ấm áp, thắm thiết như anh em trong gia đình “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” – Một cách định nghĩa về gia đình thật lạ, thật hài hước, sâu lắng giúp con người xích lại gần nhau trong những cái chung bình dị, thân thuộc.

+ Cảnh những phút nghỉ ngơi sinh hoạt thật ngắn ngủi nhưng ý nghĩa, giản dị, tâm hồn người lính vẫn tươi vui, lạc quan.

+ Tình đồng đội đã gắn kết họ, tiếp cho họ sức mạnh để cùng nhau “lại đi, lại đi trời xanh thêm”.

+ Hình ảnh “trời xanh thêm” cũng là hình ảnh diễn tả được tinh thần lạc quan, yêu đời, đầy hi vọng của người lính lái xe Trường Sơn.

Một phần của tài liệu Bài tập đọc hiểu ngữ văn 9 có đáp án (Trang 45 - 49)