- Định hướng phát triển:
2.2.4. Nâng cao ý thức pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật cho người dưới 18 tuổ
dưới 18 tuổi
Công tác giáo dục pháp luật đã và đang ngày càng khẳng định vai trò là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ
chức thực hiện pháp luật. Muốn pháp luật đi vào đời sống xã hội, ngoài yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ, tính thống nhất, khả thi và phù hợp của quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, việc giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của các thành viên trong xã hội là rất cần thiết. Chính vì vậy, hoạt động này được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Thể chế cho công tác giáo dục pháp luật ngày càng được tăng cường.
Tuy nhiên, việc triển khai công tác giáo dục pháp luật còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục pháp luật còn nhiều bất cập; việc giáo dục pháp luật ở nhiều nơi vẫn còn mang tính phong trào, chưa đi sâu vào những nội dung pháp luật mà người dân cần. Hình thức giáo dục pháp luật mặc dù đã được áp dụng khá đa dạng, phong phú, song nhìn chung hiệu quả còn chưa cao; việc huy động nguồn lực tạo điều kiện cho công tác giáo dục pháp luật chưa được tiến hành một cách đồng bộ, rộng khắp; đội ngũ báo cáo viên, giáo viên, giảng viên thực hiện công tác giáo dục pháp luật ở nhiều nơi còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn hạn chế và chưa đồng đều, đặc biệt là ở cơ sở; kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc dành cho công tác giáo dục pháp luật nhìn chung còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác này, nhất là ở địa phương, cơ sở.
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền con nguời trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là do trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật của một bộ phận không nhỏ của quần chúng nhân dân còn hết sức hạn chế. Khái niệm về quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự cũng như việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó, đối với nhiều người còn rất chung chung, mơ hồ. Trong thời gian qua, việc tuyên truyền pháp luật về quyền con người đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, yêu cầu cải cách tư pháp, những nội dung và hình thức mới về bảo vệ quyền con người hiện nay.
KẾT LUẬN
Quyền con người là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, có tính phổ biến và tính đặc thù, trong đó có đặc thù về đối tượng mà người dưới 18 tuổi là một trong những đối tượng đó. Người dưới 18 tuổi tham gia vào tố tụng hình sự bao gồm nhiều chủ thể khác nhau trong đó điển hình là nhóm đối tượng phạm tội. Quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong tố tụng hình sự là một vấn đề được các ngành khoa học trong đó có luật học và khoa học tố tụng hình sự quan tâm nghiên cứu nhiều. Lĩnh vực tố tụng hình sự khá “nhạy cảm” và có nhiều nguy cơ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi bị xâm phạm rất cao, nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân, vì dân” và công cuộc cải cách tư pháp mà chúng ta đang tiến hành cũng không nằm ngoài mục đích xây dựng Nhà nước pháp quyền. Từ những đặc thù về lĩnh vực quan hệ xã hội, đặc thù về đối tượng, đòi hỏi cần có những cơ chế bảo vệ đặc biệt, trong đó có các quy định của pháp luật tố tụng hình sự thực định, thiết chế đặc biệt.
Quyền và bảo đảm quyền là hai vấn đề gắn liền nhau nhưng hoàn toàn khác nhau. Quyền sẽ không đi vào thực tế nếu như không có cơ chế cụ thể để bảo đảm.
Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo được Bộ luật Tố tụng hình sự ghi nhận và thực thi trong thực tiễn có tính hiện thực vì nếu không có những bảo đảm đi kèm theo các quyền tố tụng đó thì các quyền này chỉ là những câu khẩu hiệu trống rỗng. Thiết nghĩ việc xác lập mối quan hệ giữa quyền bào chữa của bị can, bị cáo dưới 18 tuổi với việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo dưới 18 tuổi có ý nghĩa pháp lý cực kỳ quan trọng. Nhà nước quy định cho công dân mình được hưởng những quyền nhất định, tuy nhiên để đảm bảo cho quyền đó được thực thi trên thực tế thì đồng thời Nhà nước phải có nghĩa vụ đối với việc bảo vệ quyền lợi cho công dân của mình. Do đó, quyền và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo dưới 18 tuổi có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, Nhà nước quy định cho bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi hưởng quyền, đồng thời cũng quy định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho quyền đó được thực hiện, nhằm bảo đảm tốt nhất cho quyền lợi của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi.
Khoá luận đã cơ bản trình bày được các vấn đề lý luận về bản chất pháp lý của những quy định pháp luật tố tụng hình sự quy định về “đảm bảo quyền bào chữa trong xét xử các vụ án do ngời dưới 18 tuổi thưc hiện” đồng thời xác định được giới hạn và và cách thức điều chỉnh của pháp luật tố tụng hình sự đối với chủ thể đặc biệt này. Trên cơ sở đó người viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện quyền bào chữa tốt hơn của người dưới 18 tuổi phạm tội ; nâng cao năng lực đạo đức người tiến hành tố tụng; tăng cường cơ chế độc lập của Toà án khi xét xử; đảm bảo chế độ, cơ sở vật chất cho cán bộ xử lý tội phạm.