- Định hướng phát triển:
2.1.4. Tình hình bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại Toà án nhân dân quận Hoàn
án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm:
Về trách nhiệm của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện.
Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/6/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác trợ giúp pháp lý nói riêng và triển khai Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung.
Theo Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 thì có 14 đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các luật khác có liên quan,
đặc biệt là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện. Ví dụ tại Điều 71 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể về trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ cho người tham gia tố tụng.
Nhận thức bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ công tác của đơn vị, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã quán triệt cho Thẩm phán, Thư ký và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý: Luật trợ giúp pháp lý năm 2017; Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 4/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao về “Hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp
luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng” trong đơn vị. Đảm bảo thực hiện
đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện; phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện thông qua việc niêm yết công khai Bảng nội dung thông tin về trợ giúp pháp lý ở vị trí thuận tiện cho việc quan sát, tìm hiểu tại phòng tiếp công dân; phát miễn phí tờ gấp pháp luật, mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý để người dân đến làm việc biết được quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện.
Thẩm phán, Thư ký có trách nhiệm giải thích cho bị cáo là người dưới 18 tuổi biết quyền bào chữa và hướng dẫn họ tiếp cận các thông tin về trợ giúp pháp lý; Việc lập biên bản, giải thích về quyền bào chữa lưu trong hồ sơ tố tụng.
Trách nhiệm của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm trong việc phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, người thực hiện trợ giúp pháp lý trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện:
Ngay khi có trường hợp vụ án hình sự do bị cáo dưới 18 tuổi thực hiện, Tòa án thông tin về bị cáo dưới 18 tuổi cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc Luật sư là cộng tác viên của Trung tâm. Hướng dẫn bị cáo dưới 18 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo dưới 18 tuổi viết đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc Cộng tác viên của Trung tâm.
Các trường hợp có yêu cầu trợ giúp pháp lý đều được Tòa án tạo điều kiện và khẩn trương cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng (không có trường hợp nào bị từ chối cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng).
Tòa án thông báo lịch xét xử cho Trung tâm trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp viên pháp lý ít nhất 10 ngày trước ngày xét xử. Tòa án ghi rõ trong bản án, quyết định tên và chức danh của người bào chữa do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử tham gia tố tụng và ghi rõ ý kiến hoặc quan điểm của họ khi bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý.
Các Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý đều đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm trong khi thực hiện quyền trợ giúp pháp lý phải tiến hành thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng.
Kết quả thực hiện Công tác bào chữa của bị cáo dưới 18 tuổi: (Số liệu từ
01/10/2017 đến 30/9/2018)
-Tổng số vụ án hình sự Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã thụ lý là 283 vụ - 396 bị cáo; Giải quyết 267 vụ - 377 bị cáo.
-Tổng số bị cáo dưới 18 tuổi có yêu cầu trợ giúp pháp lý: 08 trường hợp, trong đó:
- Các trường hợp cấp giấy chứng nhận người bào chữa: + Hình sự: 08 người
Đánh giá công tác đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm
Công tác đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm nhìn chung đã được Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm thực hiện tốt, không có ý kiến nào của luật sư, người đại diện hợp pháp phản ảnh về việc thực hiện không đúng quy định về cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng, cản trở hoạt động tham gia tố tụng của luật sư, người đại diện hợp pháp hoạt động trợ giúp pháp lý.
Công tác phối hợp giữa Tòa án và người bào chữa đã thực hiện tốt, chưa có trường hợp nào có yêu cầu trợ giúp pháp lý mà Trung tâm từ chối không tham gia. Các trường hợp Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng, đều đã thực hiện nghiêm túc các quy định của của pháp luật, được tiếp cận, nghiên cứu, sao chụp các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ, tham gia tranh tụng tại phiên tòa. Các quan điểm, ý kiến của Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý đều được Hội đồng xét xử xem xét, phân tích, nhận định đầy đủ. Việc giao bản án quyết định cho Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn. Không có trường hợp nào phải ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng do vi phạm pháp luật.
Giải pháp đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm
- Tiếp tục quán triệt cho Thẩm phán, Thư ký Tòa án thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật trợ giúp pháp lý năm 2017; Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 4/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao về “Hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp
pháp lý trong hoạt động tố tụng” và các quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền được bào chữa của bị cáo dưới 18 tuổi trong các văn bản pháp luật về hình sự. Nâng cao nhận thức cho Thẩm phán, Thư ký Tòa án về các quy định, quy trình, trình tự thủ tục thực hiện quyền bào chữa của bị cáo dưới 18 tuổi.
- Tăng cường phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện. Nêu cao trách nhiệm hơn nữa cho Thẩm phán, Thư ký Tòa án trong việc giải thích cho các bị cáo dưới 18 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của họ biết quyền bào chữa và hướng dẫn họ tiếp cận các thông tin về trợ giúp pháp lý.
- Phối hợp tốt với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, người thực hiện trợ giúp pháp lý trong quá trình tiến hành tố tụng. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Thẩm phán, Thư ký Tòa án hướng dẫn tạo mọi điều kiện để bị cáo dưới 18 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của họ tiếp cận hồ sơ, tài liệu, các văn bản tố tụng để họ thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp.