Dự báo có liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các cụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại Toà án nhân dân

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại tòa án nhân dân quận hoàn kiếm (Trang 32 - 34)

- Định hướng phát triển:

2.1.5. Dự báo có liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các cụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại Toà án nhân dân

trong xét xử các cụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Những diễn biến trong 5 năm qua đã cho thấy tình hình tội phạm ở Hoàn Kiếm đang ngày càng một phức tạp. Đứng trước tình thế đó, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đất nước ngày càng phát triển, hội nhập ngày càng cao, sang năm 2019, dự báo tình hình tội phạm có xu hướng phức tạp và nghiêm trọng hơn, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, vi phạm pháp luật còn xảy ra nhiều nếu không có biên pháp quyết liệt.

Các loại tội phạm sẽ ngày càng manh động, thay vì sử dụng các phương tiện gây án như trước dao, gậy, búa,… thì giờ những kẻ phạm tội sẽ sử dụng công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Từ đó, xuất hiện ngày càng nhiều loại tội

phạm công nghệ cao, tội phạm ẩn. Đây đều là những loại tội phạm rất khó để điều tra, bởi tất cả những hành vi gây án được thể hiện ra đều được thông qua các phương tiện kĩ thuật rất tinh vi. Chính bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ nên mức độ lây lan, phủ sóng của loại tội phạm này cũng sẽ nhanh đến mức khó kiểm soát được, chỉ cần một mật mã hoặc một chương trình web là có thể xâm phạm đến quyền con người rất nhanh chóng, trước tình hình đó cho thấy, với xu thế cuộc sống hiện nay, quyền con người vốn đã rất dễ bị xâm phạm bởi những hành vi phạm tội từ trước thì giờ với những loại tội phạm công nghệ cao, tội phạm ẩn này thì quyền con người càng dễ bị xâm hại hơn bao giờ hết. Để đối phó với tình hình này, đòi hỏi các cán bộ chiến sĩ cần phải nâng cao trình độ của mình hơn nữa, đó không chỉ là trình độ về các biện pháp nghiệp vụ mà còn là các kỹ năng mềm, các kỹ thuật sử dụng công nghệ cao, hiểu biết và nắm chắc pháp luật hơn nữa để là cơ quan nhân danh nhà nước trực tiếp bảo vệ quyền con người.

Tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, mang yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ cao. Thủ đoạn hoạt động tinh vi, phương thức hoạt động xảo quyệt, manh động, liều lĩnh. Tội phạm hình sự có tổ chức, bang nhóm “xã hội đen” gây án nghiêm trọng, bang nhóm tội phạm ma tuý có vũ trang ở khu vực biên giới, tội phạm tham nhũng và các tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hang, đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai và thương mại, tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn hết sức nhức nhối. Xu hướng tội phạm cấu kết với nhau hình thành các tập đoàn tội phạm lớn hoạt động đa lĩnh vực. Nếu không được đấu tranh ngăn chặn, có thể trở thành hiện thực. Tội phạm do suy thoái đạo đức xã hội, đạo đức gia đình có xu hướng gia tang, trực tiếp đe doạ phá vỡ nền tảng đạo đức, văn hoá xã hội.

Mức độ hậu quả gây ra cho xã hội của các loại tội phạm ngày càng lớn, xâm phạm nghiêm trọng trật tự kỉ cương, pháp luật xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước và xã hội, tính mạng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, làm suy giảm niềm tin xã hội và cản trở công cuộc phát triển đất nước. Với một mức độ hậu

quả đáng báo động như thế nhất thiết cần phải tạo lập một hành lang pháp lý chắc chắn hơn nữa, ngăn chặn triệt để được những hành vi xâm phạm đến quyền con người, tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và cơ quan điều tra nói riêng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ để trẹc tiếp thực hiện những biên pháp đảm bảo quyền con người một cách tối ưu nhất.

Có thể thấy, thông qua tình hình kinh tế - xã hội và tình hình tội phạm của địa bàn thành phố Hà Nội cùng các số liệu đã cho thấy trong giai đoạn điều tra để đảm bảo quyền con người vẫn tồn tại một số những hạn chế, thiếu sót.

Thành phần dân cư đông đúc cùng nhiều tầng lớp nhân dân tạo ra một trong những hạn chế do việc áp dụng việc đảm bảo quyền con người trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điều này tạo ra một rào cản lớn cho việc truyền tải những thông tin cần thiết cho người dân nói chung và nhóm người bị buộc tội nói riêng có thể biết và nắm được những quyền mà họ được nhận.

Hằng năm theo thống kê số vụ phạm tội ngày càng tăng, tính chất tội hạm ngày càng nguy hiểm dẫn đến những sự phức tạp không hề nhỏ và cần đến sự quan tâm triệt để của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, khó tránh khỏi được những khó khăn, vướng mắc trong mỗi vụ án, trình độ các cán bộ luôn cần phải học hỏi, nâng cao mỗi ngày bởi trong mỗi vụ án lại thêm một phần phức tạp, thêm nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.

Việc thực hiện việc “bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội luôn cần phải có sự hỗ trợ, giám sát của Viện kiểm sát và các cơ quan khác. Việc phối hợp, giám sát này là điều kiến để kịp thời phát hiện những sai sót, vướng mắc khó tránh khỏi, Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề này chưa được thực hiện một cách sát sao, tích cực.

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong xét xử các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tại tòa án nhân dân quận hoàn kiếm (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)