Phương pháp tính toán sinh khối, trữ lượng, lượng carbon hấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để xây dựng bản đồ tài nguyên rừng phục vụ công tác điều tra, kiểm kê rừng​ (Trang 47 - 49)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.3.4. Phương pháp tính toán sinh khối, trữ lượng, lượng carbon hấp

Phương pháp xử lý số liệu thành lập bản đồ trữ lượng rừng

Trữ lượng rừng được tính theo công thức

f h d f h g V M(OTC) i i i 12.3i i 4        (3.2) M(ha) = 10000/1000*M(OTC) (3.3) Trong đó: Vi là thể tích của cây thứ i.

gi là tiết diện ngang thân cây thứ i. hi là chiều cao thân cây thứ i.

d1.3i là đường kính ở vị trí 1.3 m của cây thứ i.

f là hình số của thân cây thông thường hình số được lấy f = 0.45 với rừng tự nhiên và f = 0.5 với rừng trồng.

Phương pháp xử lý số liệu thành lập bản đồ sinh khối rừng

Do mục tiêu của đề tài này không phải là đề tài nghiên cứu sâu về sinh khối rừng nên để có số liệu về sinh khối và khả năng hấp thụ carbon thể hiện trên bản đồ tài nguyên rừng đề tài sẽ không sử dụng phương pháp cân sấy như các đề tài về sinh khối (phương pháp này rất phức tạp và tốn kém) mà sẽ tính toán sinh khối, khả năng hấp thụ carbon của rừng ở khu vực nghiên cứu dựa vào các phương trình tương quan của một số tác giả đã lập sẵn.

Tính sinh khối tươi, sinh khối khô và khả năng hấp thụ carbon theo phương pháp của NIRI (Viện nghiên cứu Nissho Iwai - Nhật Bản). Trong phương pháp này ta sử dụng các chỉ tiêu D1.3, HVN, f (hình số, đối với rừng tự nhiên f = 0.45, rừng trồng f = 0.5), để tính trữ lượng của tất cả các cây trong OTC, sau đó tính tổng lại ta được trữ lượng của cả OTC, từ trữ lượng của OTC để đổi ra trữ lượng của 1ha: Trữ lượng 1 ha = trữ lượng OTC×10. Theo NIRI từ trữ lượng ta có thể tính ra được sinh khối khô, sinh khối tươi và lượng carbon hấp thụ theo công thức sau:

B = 0.5*A Trong đó: A: Tổng trữ lượng lâm phần (m3/ha) C = 1.33*B B: Sinh khối gỗ khô (tấn/ha)

D = 1.2*C C: Tổng sinh khối trên mặt đất (tấn/ha) E = 0.5*D D: Tổng sinh khối (tấn/ha)

G= E/3.67 E: Tổng lượng CO2 hấp thụ (tấn/ha) G- Tổng lượng C hấp thụ (tấn/ha)

Trong phương pháp này thì sinh khối tươi của tầng cây cao sẽ tính được luôn cả phần sinh khối dưới mặt đất của tầng cây gỗ (sinh khối phần rễ cây).

+ Tính sinh khối, khả năng hấp thụ carbon của lớp cây bụi thảm tươi

Sau khi cân đo khối lượng cây bụi thảm tươi (KLTT) ngoài thực địa tại các ô 1m2 trong các ODB (đơn vị tính là kg). Để tính sinh khối tươi của lớp cây bụi thảm tươi của một OTC ta làm như sau: Trong mỗi ODB cộng tổng khối lượng đo được tại 5 ô 1m2, sau đó lấy giá trị trung bình là khối lượng đo được của ODB (đơn vị kg/m2), tiếp tục cộng 5 ODB lại và lấy giá trị trung bình (giá trị trung bình khối lượng cây bụi thảm tươi của một ODB đơn vị kg/m2), từ kết quả tính được ta tính sinh khối tươi lớp cây bụi thảm tươi (SKtt) cho 1 ha rừng bằng công thức sau:

SKtt = KLTT(ODB)10000/1000 (tấn/ha)

Từ sinh khối tươi ta tính được sinh khối khô của lớp cây bụi thảm tươi (SKtk) với công thức sau:

Khi tính được sinh khối khô của lớp cây bụi thảm tươi ta tính được lượng CO2 hấp thụ dựa vào công thức sau của (IPCC, 2003) CO2 = 50%SKtk (tấn/ha)

Từ lượng CO2 tính được dựa vào phương trình hoá học CO2 = C + O2; CO2 = 3.67C để tính lượng carbon hấp thụ.

Ta tính cho tất cả các OTC trong một trạng thái sau đó lấy giá trị trung bình của các OTC làm giá trị của trạng thái đó. (đơn vị tấn/ha).

+ Tính sinh khối và lượng hấp thụ carbon của thảm khô

Sau khi cân đo khối lượng thảm khô (KLTK) ngoài thực địa tại các ô 1m2 trong các ODB (đơn vị kg), các bước thực hiện tính toán sinh khối tươi thảm khô (SKkt) được thực hiện như tính sinh khối tươi thảm tươi (SKtt)

SKkt = KLTK(odb)10000/1000 (tấn/ha)

Từ SKkt dựa vào công thức tính sinh khối khô thảm khô (SKkk) của (Bảo Huy, 2008) để tính sinh khối khô:

SKkk = 0.6327SKkt + 2.1399 (tấn/ha) với R2 = 0,931

Lượng CO2 hấp thụ trong thảm khô được tính theo công thức: CO2 = 50%SKkk (tấn/ha).

Từ lượng CO2 tính được dựa vào phương trình hoá học CO2 = C + O2; CO2 = 3.67C để tính lượng carbon hấp thụ.

Ta tính cho tất cả các OTC trong một trạng thái sau đó lấy giá trị trung bình của các OTC làm giá trị của trạng thái đó. (đơn vị tấn/ha).

Sinh khối của các trạng thái rừng chính bằng: SK tầng cây gỗ + SK tầng cây bụi thảm tươi + SK lớp thảm mục, thảm khô.

Lượng carbon hấp thụ trong trạng thái rừng = Lượng carbon trong tầng cây gỗ + Lượng carbon trong tầng cây bụi, thảm tươi + lượng carbon trong thảm mục, thảm khô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để xây dựng bản đồ tài nguyên rừng phục vụ công tác điều tra, kiểm kê rừng​ (Trang 47 - 49)