Phương pháp đánh giá biến động có sự kết hợp giữa công nghệ viễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để xây dựng bản đồ tài nguyên rừng phục vụ công tác điều tra, kiểm kê rừng​ (Trang 98 - 102)

Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.5. Đánh giá biến động tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

4.5.2. Phương pháp đánh giá biến động có sự kết hợp giữa công nghệ viễn

thám và GIS (RS & GIS)

Để đánh giá biến động theo phương pháp này thì ta cần thành lập bản đồ hiện trạng rừng ở 2 thời điểm là năm 2004 và năm 2009. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng giống như quy trình thành lập bản đồ tài nguyên rừng nghĩa là bản đồ hiện trạng là sự tích hợp giữa kết quả phân loại tự động, giải đoán ảnh bằng mắt và điều tra thực địa. Qua nghiên cứu ở trên ta đã có lớp bản đồ hiện trạng ở thời điểm năm 2009 tiếp theo ta sẽ đi thành lập bản đồ hiện trạng ở thời điểm năm 2004.

Từ kết quả phân loại theo NDVI năm 2004 ở trên ta tiến hành làm mịn, loại bỏ những vùng có diện tích quá nhỏ và chuyển sang dạng vector để biên tập thành lập bản đồ hiện trạng rừng.

Sau khi đã có 2 lớp bản đồ hiện trạng ở 2 thời điểm ta sử dụng phần mềm Arcigis 9.2 để chồng xếp 2 lớp bản đồ này và tiến hành thống kê diện tích. Đối với vùng diện tích có mây che phủ ta sẽ coi diện tích đó không biến động bằng cách khoanh vẽ khu vực dưới vùng mây giống như hiện trạng năm 2009. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.29 Bảng ma trận biến động giữa các đối tượng giai đoạn 2004-2009 theo phương pháp RS & GIS

Nhận xét:

Qua nghiên cứu phương pháp đánh giá biến động theo phương pháp kết hợp giữa viễn thám và GIS, đề tài nhận thấy rằng:

- Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: Có thể khắc phục được nhược điểm của phương pháp đánh giá biến động sau phân loại tức là bản đồ biến động theo phương pháp này có độ chính xác rất cao vì nó được chồng xếp từ 2 lớp bản đồ hiện trạng có độ chính xác cao. Trong đó, bản đồ hiện trạng là sự tích hợp của 3 kết quả là phân loại tự động, giải đoán ảnh bằng mắt và điều tra thực địa; bản đồ biến động theo phương pháp này không yêu cầu nhất thiết là tư liệu ảnh phải tương tự nhau tức là ta có thể sử dụng kết hợp giữa nhiều loại ảnh hoặc ảnh có thể được chụp vào các tháng khác nhau giữa các năm; bản đồ biến động không phụ thuộc lớn vào mức độ đồng nhất của chất lượng ảnh được xử lý như phương pháp trên. Ngoài ra, phương pháp đánh giá biến động này còn dễ dàng cho ta biết được chiều hướng của biến động, diện tích biến động và không biến động.

- Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là tốn thời gian, công sức. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nên đề tài sẽ sử dụng kết quả của phương pháp này để nhận xét về tình hình biến động rừng trong khu vực nghiên cứu giai đoạn 2004 - 2009.

Từ bảng 4.29 cho thấy trong vòng 5 năm (2004 - 2009) tại khu vực nghiên cứu diện tích rừng được trồng mới chỉ là 180.378 ha nhưng đã có tới 1371.117 ha rừng bị chuyển từ trạng thái IIIA2 về IIIA1, điều đó chứng tỏ tác động của người dân địa phương vào rừng là rất lớn, vì vậy kiến nghị địa phương cần tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, tuyên truyền cho người dân hiểu về tác dụng của rừng và hơn hết phải làm sao cho người dân có thể sống được bằng nghề rừng.

Năm 2009

Đơn vị

(ha) T.Hệ Đ.Trống TC_CB N.Rẫy R.Trồng Năm 2004 R.P.Hồi IIIA1 IIIA2 D.Cu NN T.Hệ 68.608 0.000 0.000 0.000 0.000 1.790 0.000 3.810 0.000 0.657 Đ.Trống 0.000 42.502 67.624 0.000 0.000 0.000 0.000 1.597 0.000 0.000 TC_CB 0.000 1.910 942.071 0.000 19.586 46.945 0.000 5.745 0.000 0.000 N.Rẫy 0.000 0.000 0.000 219.010 0.000 1.464 0.000 0.000 0.000 0.000 R.Trồng 0.000 2.176 178.202 0.000 581.075 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 R.P.Hồi 0.000 0.000 247.674 105.346 0.000 1980.118 0.000 0.000 0.000 0.000 IIIA1 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 1678.542 1371.117 0.000 0.000 IIIA2 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 10.615 3083.472 0.000 0.000 D.Cu 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 623.705 0.000 NN 0.364 0.000 0.000 0.717 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 689.480

Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài lựa chọn và đề xuất quy trình đánh giá biến động theo phương pháp kết hợp giữa viễn thám và GIS vào đánh giá biến động rừng phục vụ quá trình kiểm kê rừng và tiến hành xây dựng quy trình đánh giá biến động theo phương pháp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để xây dựng bản đồ tài nguyên rừng phục vụ công tác điều tra, kiểm kê rừng​ (Trang 98 - 102)