Nghiên cứu, đề xuất quy trình thành lập bản đồ tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để xây dựng bản đồ tài nguyên rừng phục vụ công tác điều tra, kiểm kê rừng​ (Trang 49 - 51)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.3.5. Nghiên cứu, đề xuất quy trình thành lập bản đồ tài nguyên rừng

ảnh vệ tinh SPOT-5

Do khu vực nghiên cứu có nhiều đồi núi nên để loại bỏ sai số do sự chênh cao của địa hình gây ra và để đảm bảo kết quả của bản đồ tài nguyên rừng, bản

đồ biến động rừng có độ chính xác cao thì ảnh sử dụng trong đề tài phải được nắn về mức 3 tức là nắn ảnh có sử dụng mô hình số độ cao (DEM) hay còn gọi là nắn trực ảnh.

Ảnh sau khi được nắn về mức 3 tiến hành cắt, ghép theo ranh giới khu vực nghiên cứu. Nếu ảnh chụp ở các cảnh ảnh khác nhau và có sự khác nhau về tone ảnh thì cần phải có quá trình cân bằng màu giữa các ảnh rồi mới tiến hành ghép, cắt.

Từ kết quả của phương pháp nghiên cứu phân loại rừng tiến hành phân loại rừng khu vực nghiên cứu theo phương pháp tốt nhất để thành lập bản đồ tài nguyên rừng.

Kết quả cuối cùng của quá trình phân loại là ảnh sau phân loại sẽ được làm mịn, loại bỏ những vùng có diện tích quá nhỏ và chuyển sang dạng vector. Sau đó dữ liệu được chuyển sang phần mềm Mapinfo 10.0, Arcgis 9.2 để biên tập thành lập bản đồ tài nguyên rừng.

- Giải đoán ảnh bằng mắt: Quá trình phân loại tự động chỉ cho kết quả chính xác với một số đối tượng rễ nhận biết hoặc có đặc trưng phổ khác biệt nhau rõ ràng, còn một số đối tượng có đặc trưng phổ gần tương tự nhau thì quá trình phân loại tự động thường cho kết quả không chính xác. Để đáp ứng nội dung thành lập bản đồ tài nguyên rừng thì một số đối tượng mà phân loại tự động cho kết quả không chính xác phải suy giải bằng mắt đồng thời kết hợp với các tài liệu hỗ trợ, các biện pháp tăng cường chất lượng ảnh để xác định các đối tượng này.

- Điều tra khảo sát ngoài thực địa: Công tác kiểm tra và điều vẽ bổ sung ở ngoại nghiệp được thực hiện sau khi đã hoàn thiện công tác điều vẽ, phân loại ở nội nghiệp, những vùng mà giải đoán ảnh bằng mắt cũng không xác định rõ sẽ được khoanh vùng để điều tra ngoại nghiệp. Các yếu tố nội dung nếu có sự thay đổi giữa ảnh và thực địa thì được chỉnh sửa, bổ sung trực tiếp lên bình đồ ảnh.

- Biên tập bản đồ

+ Tích hợp các kết quả: Như vậy bản đồ tài nguyên rừng là sự tích hợp của quá trình phân loại tự động, suy giải bằng mắt, điều tra thực địa chuyển lên

nguyên rừng sẽ kết hợp được ưu điểm của ba phương pháp này vì vậy cho kết quả có độ chính xác cao.

+ Lập bảng chú giải cho các đối tượng có trên bản đồ. + Biên tập và trình bày bản đồ.

Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, tổng hợp đưa ra sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để xây dựng bản đồ tài nguyên rừng phục vụ công tác điều tra, kiểm kê rừng​ (Trang 49 - 51)