Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm phần cơ học vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 27 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.4. Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm

1.1.4.1. Năng lực sáng tạo

* Khái niệm

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn: “NLST là khả năng tạo ra những cái mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người” [22]. Còn theo Nguyễn Công Khanh: NLST có thể hiểu là khả năng tìm ra cái mới, công cụ, giải pháp mới, hoặc vận dụng thành công những kiến thức, sự hiểu biết vốn có vào hoàn cảnh mới, kết quả tạo ra những giá trị vật chất hoặc tinh thần mới. Sản phẩm của quá trình sáng tạo là những thứ thu được từ tư duy trực giác, không phải là những cái được suy ra bằng cách bắt chước làm theo hay suy luận lôgic thông thường. Bởi vậy, muốn rèn luyện NLST trong lĩnh vực nào đó thì nhất thiết phải gắn liền với việc học tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo

ở lĩnh vực đó [31] . Chúng tôi thấy khái niệm về NLST này khá rõ ràng và phù hợp, do vậy khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã lấy đây làm căn cứ để xác định các biểu hiện, và đưa ra các biện pháp để phát triển NLST của HS.

1.1.4.2. Các biểu hiện của năng lực sáng tạo trong hoạt động trải nghiệm

Mỗi HS đều có một tiềm năng sáng tạo nào đó. Trong quá trình học tập tại nhà trường, khả năng sáng tạo của các em sẽ bộc lộ rõ ràng khi được tạo điều kiện qua các tình huống học tập với những biểu hiện phong phú. Theo Tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng PTNL HS cấp THPT môn Vật lí của Bộ GD - ĐT, một số biểu hiện cụ thể của NLST trong các hoạt động học tập nói chung và hoạt động HĐTN nói riêng như sau [2]:

- Đặt ra những câu hỏi, thắc mắc khác nhau về một sự vật, hiện tượng xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới, phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

- Từ những kinh nghiệm thực tế, từ các kiến thức đã có, học sinh nêu được giả thuyết. Trong chế tạo dụng cụ thí nghiệm thì học sinh đưa ra được các phương án thiết kế (PATK), chế tạo dụng cụ và cùng một thí nghiệm có thể đưa ra được nhiều cách chế tạo khác nhau. Đề xuất được những sáng kiến kĩ thuật để thí nghiệm chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn,…

- Học sinh đưa ra dự đoán kết quả các thí nghiệm, dự đoán được phương án nào chính xác nhất, phương án nào mắc sai số, vì sao?

- Đề xuất được những phương án dùng những dụng cụ thí nghiệm đã chế tạo để làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán và kiểm nghiệm lại lí thuyết đã học.

- Vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào thực tế một cách linh hoạt. Như giải thích một số hiện tượng vật lí, giải thích kết quả thí nghiệm hoặc các ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật có liên quan.

Đối với HĐTN NCKH về chế tạo TBKT, thì các biểu hiện cụ thể của NLST của HS như sau:

- HS xác định được chủ đề nghiên cứu và loại TBKT cần chế tạo từ các tình huống học tập, biết phân tích, đánh giá để tìm ra TBKT phù hợp với các điều kiện chủ quan và khách quan nhất (phù hợp với khả năng nhận thức bản thân, vật liệu dễ kiếm, có khả năng ứng dụng thực tiễn...)

- Chỉ ra được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của TBKT, xác định các bộ phận chính, đề xuất các MHHV của thiết bị.

- Phân tích và dự đoán được một số ưu, nhược điểm của mô hình, đưa ra được biện pháp khắc phục hoặc cải tiến mô hình lí thuyết ban đầu.

- Trong quá trình chế tạo và vận hành thử sản phẩm TBKT, có sự linh hoạt trong thao tác và phát hiện các vấn đề với mô hình, đề xuất các giải pháp và phán đoán, phân tích để lựa chọn giải pháp cải tiến mô hình theo hướng tối ưu, hoàn thiện hơn.

1.1.4.3.Các mức độ phát triển năng lực sáng tạo.

Dựa trên cơ sở quan điểm của Nguyễn Mạnh Hùng [33] và các biểu hiện của NLST trong HĐTN NCKH về chế tạo TBKT đã xây dựng ở trên, chúng tôi sắp xếp các mức độ phát triển NLST của HS trong HĐTN theo ba cấp chính như sau:

Sơ đồ 1.1. Các mức độ phát triển NLST của HS trong HĐTN MỨC ĐỘ

1

Vận dụng những kiến thức đã biết đến để thực hiện CĐNC và chế tạo các TBKT hoàn toàn tương tự cái sẵn có.

MỨC ĐỘ 2

MỨC ĐỘ 3

Vận dụng các kiến thức đã biết để thực hiện CĐNC và đề xuất nhiều PATK chế tạo các TBKT, phân tích để

lựa chọn được phương án tốt nhất trong số đó.

Vận dụng các kiến thức để thực hiện CĐNC ,đề xuất nhiều PATK chế tạo các TBKT, dự đoán ưu nhược điểm, đề xuất cải tiến, để xây dựng MH TBKT tối ưu

Trong luận văn này chúng tôi cũng lấy các mức độ phát triển này làm cơ sở để xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển NLST của HS trong quá trình thực hiện HĐTN theo định hướng PTNL, nhằm phát triển NLST của HS.

1.1.4.4. Biện pháp để phát triển năng lực sáng tạo

Với những hoạt động học tập khác nhau, các biện pháp phát triển NLST sẽ khác nhau. Ở đây, chúng tôi tập trung vào những biện pháp phát triển NLST cho học sinh trong HĐTN NCKH về chế tạo TBKT. Cụ thể như sau:

- Sử dụng phương pháp tương tự, cho HS tìm hiểu những hiện tượng, tình huống thực tế trong cuộc sống thông qua các thí nghiệm, thực hành, video, hình ảnh... liên quan đến kiến thức được học. Qua đó, HS dự đoán nguyên nhân, kết quả hiện tượng hoặc đề xuất các CĐNC, các TBKT có thể chế tạo.

- Đặt các câu hỏi có tính định hướng, ẩn chứa thông tin, nhiệm vụ hay vấn đề nào đó. Để khi HS tìm cách trả lời các câu hỏi này, sẽ phát hiện, tưởng tượng ra được một yếu tố mới, vấn đề mới.

- Hướng dẫn, gợi ý học sinh cách áp dụng kiến thức vào những tình huống cụ thể trong thực tiễn nhằm giải thích hiện tượng, đưa ra những giả thiết, xây dựng PATK TBKT, cải tiến sản phẩm sẵn có...; sau đó yêu cầu HS làm với các tình huống tương tự, tình huống có yếu tố mới hoặc tình huống mới hoàn toàn.

- Hướng dẫn HS phát huy khả năng phân tích, phán đoán, tư duy phản biện trong nghiên cứu vấn đề, chỉ ra các ưu nhược của các PATK TBKT, đề xuất khắc phục hạn chế, vận dụng linh hoạt các kiến thức được học vào giải quyết bài toán thực tế.

Trong đề tài này, trong quá trình HS học tập hai chương “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp để phát triển NLST như sau:

- Cho HS tìm hiểu, vận dụng các kiến thức trong hai chương thuộc phần “Cơ học” - Vật lí 10 để giải thích một số hiện tượng tự nhiên như: sức tàn phá của dòng nước lũ, sự cân bằng của các nhà nổi, bè nổi, các lực cơ học xuất hiện trong cấu tạo, hoạt động của TBKT, hiện tượng tự nhiên...

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thảo luận, tạo điều kiện cho HS tự mình làm chủ trong các HĐTN chế tạo nhà nổi, bè nổi. Yêu cầu đưa ra các

biện pháp cải tiến, khắc phục nhược điểm, tăng cường tính năng, tính khả thi, hiệu quả TBKT,...

- Cho các nhóm HS đặt câu hỏi chất vấn, phản biện lẫn nhau về đề tài nghiên cứu...

1.1.4.5. Đánh giá năng lực sáng tạo trong hoạt động trải nghiệm

Việc đánh giá NLST của HS trong HĐTN được thực hiện ở hai nội dung là: Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm HS. Hình thức của các nội dung đánh giá là đánh giá thông qua nhiều hình thức như quan sát, qua sản phẩm của hoạt động, qua bài viết báo cáo…Đánh giá các mức độ phát triển NLST của HS qua HĐTN thông qua các bảng tiêu chí đánh giá được xây dựng cụ thể, với các tiêu chí đều hướng đến sự phát triển NLST ở các cấp độ từ thấp lên cao. Các bảng tiêu chí này phải thỏa mẫn được các yêu cầu như: đảm bảo tính khách quan, tính hệ thống. Các tiêu chí chủ đạo của việc đánh giá NLST hướng về đánh giá các khía cạnh NLST trong HĐTN như: tính độc đáo, tính thành thục, tính mềm dẻo, tính mới mẻ và tính hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm phần cơ học vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)