Đánh giá kết quả thựcnghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm phần cơ học vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 83 - 102)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Đánh giá kết quả thựcnghiệm sư phạm

3.4.2.1. Phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm tổ chức HĐTN về NCKH chế tạo TBKT theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh

Ở giai đoạn đầu của HĐTN: Lựa chọn chủ đề và đặt tên cho HĐTN, hầu hết HS đều chú ý quan sát xem các video, hình ảnh về lũ lụt nhưng còn khá lúng túng trước yêu cầu chỉ ra CĐNC. Có một số HS chỉ mới chú ý đến nội dung của các hình ảnh, video mà chưa có sự liên hệ tưởng tượng cần thiết để phát hiện ngay hoặc chưa tự phát hiện được vấn đề cần nghiên cứu, chủ đề của HĐTN.

Tuy nhiên, sau khi xác định được vấn đề cần nghiên cứu các TBKT ứng cứu lũ lụt, phần lớn các em đã hào hứng và mạnh dạn thảo luận đưa ra ý tưởng về các TB ứng cứu lũ lụt này. Đặc biệt có những thành viên đã đưa ra được

những phân tích, lập luận về ưu nhược điểm của các MH bè nổi, nhà nổi rất có giá trị, giúp cả nhóm có thể lựa chọn được MH tối ưu nhất.

Hình 3.1. Học sinh trong nhóm thảo luận xác định chủ đề nghiên cứu

Sang giai đoạn: Lập kế hoạch nghiên cứu. Có thể nói, trong quá trình này sự phát triển NLST của học sinh thể hiện khá rõ ràng. Các nhóm đã có nhiều sáng tạo hơn trong hoạt động. Ví dụ như các nhóm biết tổ chức phân công vai trò, chức trách cho các thành viên một cách khoa học, có tính đến sở trường năng lực cá nhân giúp nhóm hoạt động hiệu quả hơn. Điều này thể hiện tính sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm. Đặc biệt sự tổng hợp, liên hệ giữa các kiến thức, MH…đã thành thục hơn, các em đưa ra được nhiều đề xuất mới mẻ trong xây dựng MHHV của TB nhà nổi, bè nổi. Các em phát hiện được nhiều vấn đề mới về CT&NTHĐ, vật liệu chế tạo… cũng biết phân tích, lựa chọn những yếu tố, chi tiết phù hợp, hiệu quả của các MH đã đưa ra để xây dựng một MH nhà nổi, bè nổi tốt nhất. Qua đó có thể thấy NLST của các em đã được phát triển thêm một bậc.

Khi các nhóm tiến hành thực hiện HĐTN theo kế hoạch: chế tạo các TB

Bè ứng cứu cơ độngNhà nổi chống ngập lụt theo quy trình mà giáo viên đã cung cấp và kế hoạch chi tiết mà nhóm đã xây dựng, các em cũng thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện các hoạt động thao tác chế tạo mô hình, nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý hiệu quả những vấn đề của MH lý thuyết. Trong quá trình này, có một nhóm chế tạo nhà nổi, và một nhóm chế tạo bè nổi đã phát hiện và tiến hành cải tiến MH thiết kế ban đầu rất sáng tạo để tăng cường tính năng và hiệu quả của TB. Điều này chứng tỏ quá trình thực

nghiệm có thể giúp một số cá nhân phát huy khả năng sáng tạo rất tốt, ở một mức độ cao hơn.

Hình 3.2. Học sinh các nhóm chuẩn bị vật liệu chế tạo

Hình 3.3. Học sinh các nhóm tiến hành chế tạo nhà nổi, bè nổi

Trong Hội vui Vật lý các nhóm đã thể hiện báo cáo rành mạch, hầu hết có thể trả lời khá đầy đủ và tương đối chính xác các câu hỏi chất vấn về các vấn đề liên quan đến sản phẩm thiết bị ứng cứu lũ lụt mà nhóm mình chế tạo.Hình thức thể hiện báo cáo của các đội có nhiều yếu tố mới lạ, thu hút khán giả. Đặc biệt là với vai trò nhà đầu tư, chuyên gia đánh giá đề tài và sản phẩm, khán giả tham gia Hội vui đã đặt ra rất nhiều câu hỏi, tình huống liên quan đến hai sản phẩm : Nhà nổi chống ngập lụt, Bè ứng cứu cơ động, có những câu hỏi hay, mới mẻ, dẫn đến tranh luận chất vấn và bảo vệ đề tài rất sôi nổi. Điều này làm không khí Hội vui sôi động hơn, khán giả rất hào hứng, phấn khích hơn. Qua đây, nhận thấy tư duy, trí tưởng tượng của một số em đã thể hiện sự nhanh

nhạy, phong phú khá rõ. Có thể nói HĐTN NCKH chế tạo TBKT này đã góp phần phát triển được NLST của học sinh, làm học sinh thêm hứng thú với việc học tập thông qua các HĐTN.

Hình 3.4. Các nhóm cử đại diện báo cáo đề tài và thảo luận trả lời chất vấn

Hình 3.5. Tổng kết Hội vui Vật lí

3.4.2.2. Đánh giá kết quả TNSP

Đối chiếu các kết quả thu được qua TNSP về thực hiện HĐTN trong hoạt động NCKH về chế tạo Nhà nổi chống ngập lụtBè ứng cứu cơ động với các tiêu chí đã xây dựng ở phần đáng giá kết quả TNSP, chúng tôi có đánh giá kết quả TNSP như sau:

a. Về mặt định tính

Bảng 3.7. Kết quả đánh giá định tính HĐTN của HS

STT Tiêu chí xây dựng Kết quả

1 - Khoảng 1/3 số HS các nhóm nhận ra được CĐNC từ các tình huống học tập và đề xuất được dự đoán về TBKT cần chế tạo (kể cả chưa sát với CĐNC).

Có 19/47 học sinh

2 - Khoảng 1/2 số HS các nhóm dự đoán được CT&NTHĐ chung TBKT (bao gồm có cả dự đoán chưa hoàn toàn chính xác).

Khoảng 26/47 học sinh 3 - Khoảng 2/3 số HS các nhóm đề xuất được PA

thiết kế TBKT, và biết lựa chọn PA tối ưu (bao gồm cả những lựa chọn chưa được hợp lý).

Khoảng 35/47 học sinh 4 -Khoảng 1/3 số HS ở các nhóm biết phân tích,

dự đoán ưu nhược, điểm, biện pháp khắc phục, tính khả thi của mỗi PATK TBKT để đề xuất MH TBKT tối ưu chính xác nhất,đưa ra được bản vẽ thiết kế MH của TBKT (bao gồm cả những MH còn nhiều thiếu sót, chưa hợp lý).

Khoảng 20/47 học sinh

5 - Khoảng 3/4 HS của mỗi nhóm có thể đưa ra bản thiết kế MH TBKT từ MH chung đã thống nhất (bao gồm cả những thiết kế chưa thực sự hợp lý). Tham gia chế tạo được MH.

Khoảng 40/47 học sinh

6 - Khoảng 1/5 số HS mỗi nhóm có thể đề xuất được ý tưởng cải tiến TBKT trong quá trình thực hiện chế tạo (bao gồm cả những đề xuất chưa thực sự hiệu quả)

Khoảng 12/47 học sinh

Như vậy, so sánh giữa kết quả thu được với tiêu chí đánh giá định tính mà chúng tôi xây dựng ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng về mặt định tính thì NLST của HS qua HĐTN đã được phát triển.

b. Về mặt định lượng

Sau đợt TNSP chúng tôi thu được kết quả đánh giá của HS (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Bảng đánh giá kết quả HĐTN của HS

STT Họ và tên

Điểm hệ số 1 Điểm hệ số 2 Điểm HĐTN Điểm HĐN Điểm SPHS Điểm ĐG PTNLST 1 Nguyễn Ngọc Ánh 9 9 8 8.5 2 Đinh Quang Bằng 3 6.5 3.5 4.1

3 Nguyễn Minh Châm 8 8.5 7.5 7.9

4 Nguyễn Kim Chi 6 7 5.5 6.0

5 Nguyễn Thị Chi 8 9 8 8.3

6 Đào Duy Cường 6 7 4 5.3

7 Nguyễn Viết Cường 5.5 6.5 4.5 5.0

8 Trương Quốc Duy 4 8 3 4.5

9 Đoàn Thị Mỹ Duyên 6.5 8 5.5 6.4

10 Lương T Hồng Duyên 6 7 6 6.3

11 Nguyễn Thành Đạt 5 6.5 2 3.9

12 Đào Thị Hương Giang 8 8 8.5 8.3

13 Nguyễn Hương Giang 9 9 9 9

14 Vũ Trà Giang 7 7 5.5 6.3

15 Vũ Văn Hải 7 8.5 7 7.4

16 Nguyễn Thị Hiền 2.5 7 3 3.9

17 Nguyễn Minh Hiếu 8 9 7 7.8

18 Nguyễn T Thanh Hòa 5.5 7 4 5.1

19 Lương Tuấn Hoàng 5.5 6.5 6 6.0

20 Nguyễn Duy Hưng 8 8 7.5 7.8

21 Nguyễn Trọng Khôi 6.5 7 6 6.4

22 Dương T Khánh Linh 7.5 8.5 7.5 7.6

23 Nguyễn Khánh Linh 5 7 5 5.5

24 Vũ Thùy Linh 6 7 5 5.8

25 Nguyễn Hoa Mai 6 9 8 7.8

26 Nguyễn Ngọc Minh 7 9 7.5 7.8

27 Đào Thúy Ngân 6 8 5.5 6.2

28 Nguyễn Mỹ Ngân 7 8 7 7.3

STT Họ và tên

Điểm hệ số 1 Điểm hệ số 2 Điểm HĐTN Điểm HĐN Điểm SPHS Điểm ĐG PTNLST

30 Nguyễn Thị Thu Phương 5 7 6.5 6.3

31 Bùi Thanh Tâm 6 6.5 6.5 6.4

32 Ngô Thanh Tâm 8 8 4.5 6.3

33 Nguyễn Thị Mỹ Tâm 9 8.5 8.5 8.6

34 Trần Phương Thảo 6 6.5 4.5 5.1

35 Nguyễn Hứu Thắng 2 8.5 3.5 4.6

36 Bùi Thị Mai Thu 5 8 6 6.3

37 Hà Thị Thủy 5 8 7 7.3

38 Nguyễn Khánh Thương 8 9 8.5 8.5

39 Hoàng Thu Trà 4 6.5 6 5.6

40 Nguyễn Thị Trang 7 6.5 1.5 3.1

41 Nguyễn T Huyền Trang 7 8 7 7.3

42 Nguyễn Thủy Trang 6 6 6.5 6.3

43 Nguyễn Quốc Trường 7 8 6.5 7.0

44 Tạ Mạnh Tuấn 6 8.5 5.5 6.4

45 Nguyễn Thanh Tùng 4 7 4 4.8

46 Nguyễn Kim Tuyến 7 9 7 7.5

47 Đoàn Thị Tuyết 9 8.5 9 8.9

Từ kết quả TNSP cho thấy:

+ Điểm đánh giá theo nhóm: Các nhóm đều đạt từ 6,5 điểm trở lên.

+ Điểm đánh giá từng HS:

Số lượng khá giỏi là 18/47 em, chiếm 38,29 % Số lượng trung bình là 20/47 em, chiếm 42,55 % Số lượng yếu là 9/47 em, chiếm 19,14 %

Như vậy, theo kết quả này có 38 HS đạt điểm từ trung bình trở lên (chiếm 80,85%), và trong đó có 18 HS đạt điểm khá, giỏi (chiếm 38,29 %).

So sánh với tiêu chí về đánh giá định lượng đã được chúng tôi xây dựng ở trên (có 70% đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt điểm khá, giỏi), chúng tôi thấy rằng điểm HĐTN của các em HS lớp 10A2 đạt tiêu chí chúng tôi đã đề ra. Vậy về mặt định lượng HS của lớp 10A2 đã bước đầu đã PT được NLST

Từ kết quả TNSP về mặt định tính và định lượng, so sánh với những tiêu chí đánh giá đã xây dựng ở trên chúng tôi có thể khẳng định rằng, bước đầu HS đã được phát triển NLST. Từ đây, chúng tôi nhận thấy tiến trình tổ chức HĐTN về NCKH chế tạo TBKT theo ĐHPTNL hai chương: “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” - Vật lí 10 có thể phát triển NLST cho HS

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi TNSP việc tổ chức HĐTN về NCKH về chế tạo TBKT, theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển NLST của HS tại trường THPT Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành phân tích diễn biến quá trình TNSP đánh giá sự phát triển NLST của HS qua HĐTN bằng các tiêu chí đã xây dựng, đồng thời theo hướng phát triển NLST. Kết quả cho thấy: Bước đầu có thể khẳng định rằng NLST của HS qua HĐTN đã được phát triển.

Cụ thể là đa số các nhóm HS đã phát hiện được CĐNC và loại TBKT cần chế tạo phù hợp với CĐNC. Qua quá trình thực hiện HĐTN thấy từ việc một số HS còn lúng túng khi tiếp cận tình huống học tập, đến việc các em đã chủ động biết tìm kiếm thông tin liên quan đến VĐNC theo trình tự khoa học nhất. Nhiều HS biết căn cứ vào CT & NTHĐ chung để xác định được các bộ phận chính và chức năng, từ đó xây dựng mô hình TBKT hợp lí, hiệu quả với cách bố trí các bộ phận TBKT khác nhau. Một số HS còn có khả năng phân tích, dự đoán ưu nhược điểm của MH lí thuyết hay MH thực tiễn để từ đó đề xuất cải tiến MH nhà nổi, bè nổi rất hiệu quả. Trong quá trình hoạt động nhóm, các em cũng có nhiều sự sáng tạo trong tổ chức, phân công, lên kế hoạch, làm nâng cao hiệu quả của việc hoạt động nhóm.

Như vậy, sau quá trình TNSP, với sự phân tích và xử lí các kết quả nhận được về mặt định tính và định lượng, chúng tôi thấy đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu là đúng đắn.

Từ đó chúng tôi tin tưởng rằng việc tổ chức HĐTN theo định hướng PTNL của đề tài đã nghiên cứu nếu được tiến hành thường xuyên, mở rộng một cách hợp lí cho nhiều đối tượng HS, nội dung ở nhiều chương, nhiều lĩnh vực kiến thức thì sẽ phát triển được NLST của HS.

KẾT LUẬN CHUNG

Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, đề xuất tiến trình tổ chức HĐTN về NCKH chế tạo TBKT hai chương “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”- Vật lí 10 theo định hướng PTNL nhằm phát triển NLST của HS và tổ chức TNSP, chúng tôi nhận thấy rằng:

- Tiến trình HĐTN về NCKH chế tạo TBKT theo định hướng PTNL được xây dựng ở chương 2 của luận văn là khả thi và hiệu quả trong việc PT NLST của HS. Trong quá trình TNSP do các điều kiện chủ quan và khách quan nên lượng kiến thức áp dụng trong HĐTN mới chỉ được gói gọn trong hai chương phần “Cơ học”-Vật lí 10, phạm vi TNSP còn hạn hẹp, nhưng bước đầu HS đã có điều kiện, cơ hội để phát triển NLST. Từ đó cho thấy có thể áp dụng tiến trình tổ chức HĐTN này một cách linh hoạt, cho các phần kiến thức các của môn Vật lí, các bộ môn khác của chương trình giáo dục, nhằm phát triển các năng lực, đặc biệt là NLST của HS.

Để tiếp tục phát huy kết quả nghiên cứu chúng tôi xin có một số đề xuất như sau:

- Thứ nhất: Thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ GV phổ thông được tiếp cận với các PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hướng PTNL.

- Thứ hai: Các nhà trường tạo điều kiện về không gian, thời gian để tổ chức các HĐHT thông qua các HĐTN dưới nhiều hình thức ở nhiều lĩnh vực nhằm hướng đến phát triển toàn diện các năng lực cho HS. Đối với các môn khoa học tự nhiên như Vật lí, các HĐTN về NCKH cần tăng cường hơn.

- Thứ ba: Cần khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho các đề xuất đổi mới PPDH của GV phổ thông theo định hướng PTNL người học.

Sau khi hoàn thành luận văn, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai ý tưởng của luận văn cho các chương khác của chương trình Vật lí tại địa bàn huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD & ĐT (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội.

2. Bộ GD & ĐT (2014), Tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS cấp THPT môn Vật lí, lưu hành nội bộ, Hà Nội.

3. Bộ GD & ĐT (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS môn Vật lí cấp THPT, lưu hành nội bộ, Hà Nội.

4. Bộ GD & ĐT (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS môn Vật lí (dùng cho GV THPT), lưu hành nội bộ, Hà Nội.

5. Bộ GD & ĐT, Chuẩn kiến thức kĩ năng vật lí 10, Nxb Giáo dục. 6. Bộ GD & ĐT, Sách giáo viên vật lí 10 (Cơ bản), Nxb Giáo dục. 7. Bộ GD & ĐT, Vật lí 10 (Cơ bản), Nxb Giáo dục.

8. Bộ GD & ĐT, Vật lí 10 (Nâng cao), Nxb Giáo dục.

9. Bộ GD & ĐT (2016), Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Tài liệu tập huấn, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

10.David A.Kolb, Lý thuyết học qua trải nghiệm.

11.Bùi Ngọc Diệp (2015), “Hình thức tổ chức các hoạt động TN trong nhà trường phổ thông”, Tạp chí khoa học giáo dục, Số 113 - Tháng 02/2015. 12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa

XI (Nghị quyết 29-NQ/TW) của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

13.Nguyễn Văn Lê (1998), Cơ sở khoa học của sự sáng tạo.

14.Nguyễn Thị Liên (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

15. Trần Thị Bích Liễu, Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam.

16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết 88/2014/QH13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm phần cơ học vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 83 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)