Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm phần cơ học vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 33 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.5. Kết quả điều tra

a. Đối với giáo viên

Chúng tôi tiến hành khảo sát, phát phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với 16 GV Vật lí ở hai trường THPT Lương Phú và THPT Phú Bình trên địa bàn. Qua điều tra có thể thấy mặc dù các thầy cô đã biết tới HĐTN nhưng việc tổ chức hoạt động này trong dạy học còn hạn chế. Đặc biệt, GV cả hai trường được điều tra đều chưa từng tổ chức HĐTN hai chương “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” - Vật lí 10 cho HS.

Chúng tôi đã thống kê kết quả thu được cụ thể trong bảng sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra khảo sát GV

Nội dung khảo sát Hình thức, mức độ Kết quả

Số lượng Tỉ lệ %

1.Trong quá trình dạy học, thầy (cô) có chú trọng đến định hướng phát triển NLST cho HS không? Không chú trọng 2 12,5% Ít chú trọng 11 68,75% Chú trọng 3 18,75% Rất chú trọng 0 0%

2. Thầy (cô) thường sử dụng những PPDH nào để phát triển NLST cho HS? Dạy học theo nhóm 2 12,5% Vấn đáp, thuyết trình 9 56,25% Dạy học PH&GQVĐ 4 25% Phương pháp khác 1 6,25%

3. Theo thầy cô, làm thế nào để phát triển NLST của HS?

Cho HS tìm hiểu kiến thức trong sách vở, tự liên hệ thực tế

7 43,75%

Thực hành các kiến thức trong sách vở qua các bài thực hành 6 37,5% Cho HS tìm hiểu và áp dụng các kiến thức qua các HĐTN thực tế. 3 18,75%

Nội dung khảo sát Hình thức, mức độ Kết quả

Số lượng Tỉ lệ %

4. Thầy cô có thường tổ chức HĐTN trong quá trình dạy học không? Nếu tổ chức, có tuân theo quy trình nào không?

Chưa bao giờ tổ chức 2 12,5%

Hiếm khi, theo các tiến trình

khác nhau 5 31,25%

Hiếm khi, không theo các

tiến trình cụ thể nào 9 56,25%

Thường xuyên và tuân theo

một vài tiến trình cụ thể 0 0%

5. Thầy cô có tổ chức HĐTN khi dạy học hai chương “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” ?

Chưa tổ chức bao giờ 7 43,75%

Có tổ chức nhưng không có

tiến trình cụ thể 9 56,25%

Tổ chức theo tiến trình cụ

thể 0 0%

6. Thầy (cô) nhận xét như thế nào về thái độ của HS khi học hai chương “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” ?

Hăng hái, sôi nổi 2 12,5%

Không hứng thú, thiếu tập

trung 5 31,25%

Trật tự, lắng nghe 9 56,25%

Ít phát biểu 0 0%

7. Theo thầy cô việc tổ chức HĐTN trong dạy học có thể áp dụng cho đối tượng HS nào?

Giỏi, khá 0 0%

Trung bình 0 0%

Yếu, kém 0 0%

Tất cả 16 100%

8. Theo thầy (cô), tổ chức HĐTN trong dạy học có vai trò như thế nào đối với việc phát triển NLST của HS?

Rất cần thiết 12 75%

Cần thiết 4 25%

Không cần thiết 0 0%

Ý kiến khác 0 0%

9. Vì sao thầy (cô) chưa tổ chức nhiều các HĐTN trong quá trình dạy học?

Do chưa được tiếp cận 2 12,5%

Do chưa nắm được quy trình

cụ thể 0 0%

Do thời gian dạy học hạn chế

Do cả hai các nguyên nhân trên 14 87,5%

10. Theo thầy (cô), việc học tập qua các HĐTN có có những tác động tích cực nào đối với HS?

Tăng cường khả năng vận

dụng kiến thức vào thực tế 16 100%

Phát triển NLST mạnh mẽ 16 100%

Kích thích hứng thú học tập 16 100%

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy GV chưa thực sự quan tâm đến sự định hướng phát triển NLST cho HS trong quá trình học tập. Chỉ có 18,75% GV là đã quan tâm đến điều này nhưng việc tổ chức còn chưa thường xuyên, chưa theo quy trình cụ thể. Về PPDH, chủ yếu vẫn là các PPDH truyền thống như thuyết trình, vấn đáp.

Các thầy cô cũng đã biết tới HĐTN, hiểu được vai trò của HĐTN trong quá trình nhận thức của HS, nhưng việc tổ chức các HĐTN trong quá trình dạy học còn ít, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan như: thời gian dạy học ít, lượng kiến thức cần truyền đạt nhiều, chưa được tiếp cận hay chưa nắm được quy trình cụ thể để tổ chức HĐTN hiệu quả. Ngoài ra tâm lý e dè, ngại đổi mới, lo lắng vì không thực hiện đúng phân phối chương trình, không đảm bảo thời gian tiết học …cũng là những rào cản lớn đối với GV.

Khi dạy học hai chương “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”, các thầy (cô) cũng nhận thấy thái độ của HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức là ít hứng thú, thụ động và chưa có tính liên hệ cao. Nguyên nhân do lượng kiến thức của hai chương này khá sâu, rộng, lại trừu tượng so với kiến thức các em thường thu nhận ở cấp THPT, dẫn tới các em có cảm giác quá xa vời, hàn lâm, khó hiểu.

b. Đối với học sinh

Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát cho 200 HS lớp 10 ở các trường THPT Lương Phú và trường THPT Phú Bình trên địa bàn . Qua điều tra chúng tôi thấy rằng phần lớn HS vẫn còn khá xa lạ với việc học tập thông qua các HĐTN như NCKH, chế tạo TBKT. Việc nhận thức vai trò và vận dụng kiến thức hai chương “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” còn hạn chế.

Bảng 1.2. Kết quả điều tra khảo sát HS lớp 10 Nội dung khảo sát Hình thức, mức độ

Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1. Trong giờ học Vật lí em cảm thấy hứng thú với cách học nào nhất?

Nghe giảng bài và ghi chép thụ động 19 9,5%

Thực hành vận dụng, liên hệ kiến

thức với thực tế. 117 58,5%

Tự nghiên cứu sách giáo khoa, thảo

luận. 26 13%

Thảo luận giữa thày và trò 38 19%

2. Trong giờ học Vật lí, các thầy cô có tổ chức cho các em tiếp thu kiến thức qua tham gia các hoạt động NCKH chế tạo TBKT không?

Thường xuyên 11 5,5%

Thỉnh thoảng 92 46%

Chưa bao giờ 97 48,5%

3. Theo em việc học tập qua các HĐTN mang lại lợi ích gì?

Gợi ý vận dụng kiến thức vào thực tế 188 94%

Tăng cường kĩ năng kĩ xảo 182 91%

Kích thích hứng thú học tập 149 74,5%

Tự do phát triển sáng tạo 198 99%

4.Khi học hai chương “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”, em có liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tế không? Vì sao?

Không, vì không hiểu kiến thức 69 34,5%

Có, nhưng chỉ biết vận dụng từng kiến thức với những ví dụ mà thầy cô đưa ra.

127 63,5%

Có vận dụng, nhưng chỉ với những ví dụ mà thầy cô đưa ra hoặc tương tự

33 16,5%

Vận dụng nhiều và linh hoạt trong

thực tế 14 7%

5.Em cảm thấy nội dung kiến thức hai chương “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” có vận dụng nhiều trong thực tiễn không?

Trừu tượng, xa vời thực tiễn 43 21,5%

Ít liên quan thực tiễn 58 29%

Vận dụng khá nhiều để giải thích sự

vật, hiện tượng 81 40,5%

Vận dụng nhiều và hữu ích trong giải thích sự vật, hiện tượng và ứng dụng cuộc sống.

Nội dung khảo sát Hình thức, mức độ Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 6.Em có tích cực tham gia, hay chủ động tự thực hiện các thí nghiệm Vật lý, chế tạo các mô hình TBKT cơ khí không?

Thường xuyên chủ động thực hiện 19 9,5%

Thỉnh thoảng 33 16,5%

Khi có sự yêu cầu của giáo viên 142 71%

Chưa bao giờ 6 3%

7.Khi thực hiện các thí nghiệm, chế tạo mô hình TBKT, các em có thể giải thích

hiện tượng hoặc

NTHĐ của mô hình không? Vì sao?

Không thể giải thích, vì không biết

sử dụng kiến thức nào 51 25,5%

Giải thích nhưng không cặn kẽ, vì không biết các kiến thức liên quan như nào

145 72,5%

Giải thích chi tiết, chỉ ra mối liên hệ

giữa các kiến thức liên quan 4 2%

8.Thầy cô có thường xuyên hướng dẫn, gợi ý cho các em vận dụng kiến thức vào thực tế không?

Ít khi 23 11,5%

Thường xuyên, nhưng chưa cụ thể 118 59%

Thường xuyên, chi tiết 59 29,5%

- Thông qua kết quả của việc điều tra, khảo sát, có thể thấy đa số các em HS đều hứng thú với cách học tập thông qua các HĐTN, các em cũng ý thức được những tác động tích cực mà cách học này mang lại. Tuy nhiên, trên thực tế thì các em lại chưa được tiếp cận nhiều, nếu có thì cũng mới dừng lại mức độ tự phát hoặc được hướng dẫn sơ sài. Do vậy phần lớn các em còn cảm thấy lúng túng khi vận dụng các kiến thức vào thực tiễn. Đặc biệt với những trường hợp, phải sử dụng, phối hợp nhiều đơn vị kiến thức cùng lúc. Phần lớn sự vận dụng này dừng ở các ví dụ mà thầy cô đưa ra, tương tự như thầy cô đưa ra, chưa có sự sáng tạo bứt phá. Tình trạng này dẫn đến việc một bộ phận các em cảm thấy kiến thức được học quá xa vời thực tiễn, hoặc quá khó để tiếp thu và vận dụng, từ đó không hào hứng, yêu thích bộ môn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo định hướng PTNL, tổ chức HĐTN, trong trường phổ thông và NLST của học sinh trong HĐTN, chúng tôi thấy rằng:

Dạy học theo định hướng PTNL thông qua các HĐTN là PPDH có hiệu quả cao trong việc hướng tới giúp người học phát triển các phẩm chất, năng lực một cách toàn diện. Việc tổ chức HĐTN trong quá trình giáo dục có tác động tích cực tới việc phát triển năng lực, đặc biệt là NLST của học sinh.

Từ những nghiên cứu thực tiễn tại địa phương cho thấy: trên địa bàn huyện Phú Bình, việc phát triển NLST cho HS trong quá trình học tập chưa thực sự được chú trọng. Vấn đề tổ chức các hoạt động dạy học qua các HĐTN còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do GV chưa có điều kiện tiếp cận và đổi mới, do thời gian dạy học chính khóa còn hạn hẹp, do chưa nắm được quy trình, và nhiều nguyên nhân khác. Về phía HS, các em cũng có mong muốn và hứng thú với cách học tập thông qua các HĐTN thực tế này, ý thức được những yếu tố tích cực mang lại, nhưng chưa có điều kiện thực hiện học tập.

Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, chúng tôi thấy nếu có thể tổ chức HĐTN theo định hướng PTNL cho HS trong quá trình học tập các đơn vị kiến thức thì có thể thúc đẩy sự PTNL cho các em, nhất là NLST. Đây cũng chính là căn cứ để chúng tôi xây dựng tiến trình tổ chức HĐTN hai chương “Động lực học chất điểm” và “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” ở chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG II

XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HĐTN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HAI CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VÀ “CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN” -

VẬT LÍ 10, NHẰM PHÁT TRIỂN NLST CỦA HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm phần cơ học vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)