Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 102 - 103)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên là các biện pháp cơ bản nhất được đề xuất hoàn thiện và rút ra trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức - lối sống cho ĐVTN ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên. Mỗi biện pháp là một cách thức tổ chức cụ thể nhằm đạt tới một mục đích cụ thể. Biện pháp này có thể là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia và ngược lại, giữa chúng có sự bổ sung, đan xen cho nhau, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, cùng thực hiện mục tiêu chung là GD đạo đức - lối sống cho ĐVTN.

Cả 6 biện pháp nêu trên đều có những vị trí và vai trò nhất định trong quá trình giáo dục đạo đức - lối sống cho HS THPT. Cụ thể, biện pháp 1 đóng vai trò

là biện pháp cơ sở; các biện pháp 2,3,4 là những biện pháp cơ bản; biện pháp 5,6 là các biện pháp hỗ trợ, bổ sung.

Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy cần đảm bảo được tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu trên trong nhà trường. Mỗi biện pháp sẽ ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp.

Các biện pháp quản lý nêu trên có tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình tổ chức. Nếu nhà quản lý vận dụng tốt thì tác động của các biện pháp sẽ là tích cực, nếu thực hiện không tốt tác động sẽ là tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho đoàn viên thanh niên ở các trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 102 - 103)