Tiến trình tìm đƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tiếp cận theo thiết kế xuyên tầng nhằm tối ưu hóa năng lượng trong mạng manet (Trang 73 - 76)

Nhiệm vụ chính của các giao thức định tuyến trong mạng ad hoc là tìm ra đƣờng đi ngắn nhất giữa nút nguồn và nút đích. Đa số các giao thức định tuyến có khả năng tìm ra đƣờng đi ngắn nhất nhƣng đƣờng đi này chƣa phải là đƣờng tin cậy nhất vì các giao thức này không sử dụng giá trị RSS của các nút láng giềng. Để giải quyết hạn chế này cũng nhƣ làm giảm số lƣợng các gói RREQ không cần thiết và tiết kiệm tài nguyên mạng (băng thông, bộ đệm, năng lƣợng

nguồn pin), trong kiến trúc xuyên tầng tối ƣu đƣợc đề xuất ở đây, mọi nút mạng áp dụng một cơ chế điều khiển năng lƣợng truyền một cách linh động và xác định ba vùng truyền thông (vùng nhỏ nhất, vùng trung bình và vùng lớn nhất).

Hình 3.3: Tiến trình tìm đường

Mọi nút mạng sẽ thay đổi năng lƣợng truyền của chúng trên cơ sở vùng truyền thông lớn nhất. Khi một nút nguồn quảng bá một gói tin RREQ tới các nút láng giềng nằm trong vùng truyền thông lớn nhất của nó, các nút láng giềng sẽ quyết định có quảng bá tiếp gói RREQ này hay không. Trong trƣờng hợp gói RREQ đến từ một nút mà cƣờng độ tín hiệu nhận đƣợc bị yếu (giá trị RSS của nút bằng giá trị AMin_RSS), các nút láng giềng nhận đƣợc gói sẽ hủy và không chuyển tiếp gói tin. Ngƣợc lại, nếu các gói RREQ tới từ các nút láng giềng tin cậy (giá trị RSS của nút lớn hơn giá trị AMin_RSS), nút nhận sẽ chuyển tiếp gói tin tới nút đích. Sau đó, nút đích sẽ sinh ra và gửi gói RREP về nút nguồn. Cuối cùng, nút nguồn sẽ xác định đƣợc một liên kết quan trọng tới một đích và thông tin này sẽ trở thành đƣờng chính tới đích trong bảng định tuyến. Hình 3.3 minh

họa tiến trình khám phá đƣờng và Hình 3.4 giải thích về lƣu đồ thuật toán của tiến trình tìm đƣờng.

Trong Hình 3.3, nút nguồn S quảng bá gói RREQ tới các nút láng giềng của nó (nút 1, 2, 3). Trên thực tế, nút 4 cũng là một nút láng giềng của S nhƣng nó không nằm trong vùng truyền thông lớn nhất trung bình. Nút nguồn chọn nút 3 là nút tin cậy vì nó nằm trong vùng truyền thông lớn nhất. Sau đó, nút 3 chuyển tiếp gói RREQ tới vùng truyền thông lớn nhất tiếp theo, đó là nút 6. Nút này sẽ chuyển tiếp gói RREQ tới vùng truyền thông lớn nhất tiếp theo là nút 9 và cuối cùng là nút 11. Nút này sau đó sẽ truyền gói RREQ tới nút đích D. Nút D sẽ đáp ứng lại bằng cách gửi một gói RREP tới nút nguồn. Cần chú ý rằng nút D chỉ có hành động đáp ứng cho gói RREQ đầu tiên. Các bản sao của gói RREQ đã nhận đƣợc sẽ bị nút D bỏ qua. Gói RREP sẽ đi theo đƣờng ngƣợc lại với con đƣờng mà gói RREQ đã đi qua. Do đó, đƣờng S->3->6->9->11->D là đƣờng tin cậy giữa nút nguồn và nút đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tiếp cận theo thiết kế xuyên tầng nhằm tối ưu hóa năng lượng trong mạng manet (Trang 73 - 76)