Kết luận Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tiếp cận theo thiết kế xuyên tầng nhằm tối ưu hóa năng lượng trong mạng manet (Trang 89 - 92)

Kiến trúc xuyên tầng đƣợc đề xuất cho phép điều chỉnh năng lƣợng truyền đƣợc tạo ra tại tầng Vật lý sau khi một nút nhận đƣợc thông tin về Cƣờng độ tín hiệu nhận (RSS) của các nút láng giềng. Việc điều chỉnh năng lƣợng truyền sẽ giúp cho nút này thay đổi động phạm vi truyền ở tầng Vật lý vì năng lƣợng truyền sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới phạm vi truyền. Thông tin RSS này đƣợc truyền từ tầng Vật lý lên tầng Mạng để nó có thể đƣa ra các quyết định tối ƣu trong các giao thức định tuyến. Ƣu điểm chính của kiến trúc này là cho phép các tầng phía trên (tầng MAC và tầng Mạng) truy cập thông tin từ tầng Vật lý. Hình 3.1 minh họa tƣơng tác xuyên tầng trong kiến trúc này.

Đối với giao thức AODV, đƣờng đƣợc chọn cài đặt vào bảng định tuyến và chuyển tiếp dữ liệu là đƣờng ngắn nhất về số chặng. Vì vậy, đƣờng này có thể đƣợc hình thành từ các liên kết dài và yếu dẫn đến mức độ ổn định và tính bền vững của đƣờng không cao.

Giao thức CLPC đƣợc đề xuất nhằm cải tiến giao thức AODV theo hƣớng tiếp cận xuyên tầng với 3 đề xuất chính: (1) kỹ thuật điều khiển năng lƣợng truyền; (2) cơ chế tìm đƣờng tối ƣu năng lƣợng và (3) cơ chế tìm lại đƣờng khi lỗi xảy ra đã đƣợc kiểm nghiệm, so sánh và đánh giá hiệu năng với giao thức AODV. Kết quả thực nghiệm trong các kịch bản cho thấy giao thức CLPC đạt đƣợc hiệu năng cao hơn so với giao thức AODV.

KẾT LUẬN

Mạng MANET là một mạng không dây đƣợc tạo thành, hủy bỏ, và thay đổi một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của ngƣời dùng. Đặc trƣng lớn nhất của MANET là khả năng tự hình thành tính đa chặng.

Công nghệ mạng MANET có tiềm năng ứng dụng rất lớn vào các lĩnh vực trong quân sự, phòng chống thảm họa, hội thảo, tính toán phân tán, mạng cảm biến, mạng Rooftop và mở rộng phạm vi của các điểm truy cập.

Trong đề tài này, tôi đã thực hiện đƣợc các công việc sau:

 Tìm hiểu tổng quan về mạng MANET và các ứng dụng của nó trong thực tế; các công nghệ đang đƣợc sử dụng và triển khai trong mạng không dây kiểu không cấu trúc nhƣ IEEE 802.11b, Bluetooth; Nghiên cứu về vấn đề định tuyến và cơ chế hoạt động của giao thức định tuyến AODV trong mạng MANET.

 Nghiên cứu các đề xuất cải tiến mạng MANET theo hƣớng tiếp cận xuyên tầng nhằm tiết kiệm năng lƣợng.

 Nghiên cứu và cài đặt mô phỏng đề xuất cải tiến giao thức AODV thành giao thức CLPC theo hƣớng tiếp cận xuyên tầng nhằm tối ƣu hóa năng lƣợng và nâng cao hiệu năng mạng MANET.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên những kịch bản mô phỏng còn tƣơng đối đơn giản và chƣa thực sự với ngữ cảnh của các mạng trong thực tế. Các so sánh đánh giá về hiệu năng cũng mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giao thức gốc AODV và giao thức đã cải tiến CLPC. Đề tài này có thể phát triển theo hƣớng cài đặt nhiều đề xuất cải tiến đã trình bày trong Chƣơng 2 để có những

phân tích, đánh giá sâu sắc hơn về các ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp cải tiến đã đề xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh

[1] Ahmed A., Kumaran T., Syed S, Subburam S. (2014), “Cross-Layer Design Approach for Power Control in Mobile Ad Hoc Networks”, Egyptian Informatics Journal, vol.16, pp. 1-7.

[2] Basagni S., Conti M., Giordano S., Stojmenovic I. (2004), Mobile Ad hoc Networking, IEEE Press, USA.

[3] Bluetooth SIG. Inc, “Bluetooth Core Specification”, Version 5.1, November 2019, http://www.bluetooth.com.

[4] I.S. Department (1999), “IEEE 802.11 Wireless Lan Medium Access Control (MAC) and Physical Layer (PHY) Specifications”, ANSI/IEEE Standard 802.11. [5] Mahlknecht S, Madani SA, Roetzer M. Energy aware distance vector routing scheme for data centric low-power wireless sensor networks. IEEE Commun Mag Oct. 2005;40:70–6.

[6] Moh Sangman (2009), Link quality aware route discovery for robust routing and high performance in mobile ad hoc networks. In: Proc. HPCC.

[7] Perkins C., Belding-Royer E., Das S. (2003), “Ad hoc On-Demand Distance Vector (AODV) Routing”, RFC 3561, Available at: https://www.ietf.org/rfc- /rfc3561.txt.

[8] Ramachandran, Shanmugavel S. Received signal strength based cross-layer designs in mobile ad-hoc networks. IETE Tech Rev 2009;25(4):192–200.

[9] V. Kawadia, and P. R. Kumar, “Principles and protocols for power control in wireless ad-hoc networks,” IEEE Journal on Selected Areas in Communication, Part I, Vol. 23, No. 1, pp. 78-88, 2005.

[10] T. S. Rappaport (2002), “Wireless communication: Past event and a future perspective,” IEEE Communication Magazine, Vol. 40, No. 5, pp. 148-161. [11] A. J. Goldsmith, and S. B. (2002), “Design challenges for energy constrained

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tiếp cận theo thiết kế xuyên tầng nhằm tối ưu hóa năng lượng trong mạng manet (Trang 89 - 92)