Nguyên lý về tính phổ cập của thư viện

Một phần của tài liệu BỘ MÔN THƯ VIỆN HỌC - Chương I: Sách và nền văn minh nhân loại pps (Trang 32 - 35)

3. Đường lối tổ chức phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam 1 Nguyên lý vai trò chủ đạo của nhà nước

3.2. Nguyên lý về tính phổ cập của thư viện

Thư viện Việt Nam phải phục vụ rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, phục vụ một cách thuận lợi phù hợp và bình đẳng.

Là một trong những đặc trưng cơ bản của thư viện xã hội chủ nghĩa

Tại sao thư viện Việt Nam phải mang tính phổ cập?

 Theo quan điểm của nhà nước xã hội chủ nghĩa thì

người dân là người chủ của tất cả các sản phẩm vật chất tinh thần nên mội người dân đều sử dụng được những sản phẩm do mình làm ra.

 Một trong những quyền thiêng liêng của con người là

phồn vinh tự do và phát triển những quyền này chỉ được đảm baoor khi mọi người có một trình độ học vấn đầy đủ và phải đảm bảo bởi một hệ thống giáo dục trong đó có hệ thống thư viện => cho nên đọc sách trở thành một quyền của mọi người, người dân được pháp luật thừa

Trình bày: Ngô Nguyễn Cảnh

nhận điều này được ghi ở điều 6 chương 2 pháp lệnh thư viện Việt Nam.

Đó là một sự nghiệp phúc lợi mang tính cộng động mọi người đều có quyền hưởng và hưởng một cách bình đẳng

Được thể hiện qua các nội dung:

Sự nghiệp thư viện Việt Nam phải được tổ chức thành một mạng lưới rộng rãi trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội trên mọi địa bàn dân cư để giúp cho người Việt nam cư trú ở đâu hoạt động trong lĩnh vực nào đều có thể sử dụng thư viện ở bất cứ chỗ nào một cách dễ dàng.

Sự nghiệp thư viện Việt nam phải được xây dựng bằng nhiều loại hình khác nhau với những đặc điểm về vốn tài liệu thông tin phù hợp với các thành phần khác nhau trong xã hội để đạt hiệu quả cao.

Trình độ văn hóa  Người đọc khoa học  Người đọc phổ thông  Lứa tuổi  Người lớn  Thiếu nhi  Nghề nghiệp

 Các thư viện chuyên ngành

Các thư viện cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp cận vốn tài liệu và thông tin dễ dàng nhất.

 Người đọc đến với thư viện có các rào cản đó là thời

gian, không gian và thủ tục.

Trình bày: Ngô Nguyễn Cảnh

Rào cản về thủ tục: người đọc bắt buộc phải thực hiện các quy định như làm thẻ, mượn sách theo quy định nội quy của thư viện..v.v và dó là điều bắt buộc phải có vì vậy muốn thủ tục không phải là rào cản thi:

+ Giảm bớt các thủ tục chỉ duy trì những thủ tục thực sự cần thiết đó là thủ tục đảm bảo trật tự thư viện, đảm bảo an toàn tài liệu. Để làm mọi người dễ dàng đến với thư viện hơn.

+ Thực hiện thư viện không tường “ No wall library” không còn định vị về thời gian và mặt thủ tục, để tạo điều kiện tối đa cho người đọc.

Thư viện Việt Nam phải thu hút được nhiều người đến với thư viện và từ đó xây dựng củng cố thói quen đọc sách cho mọi người.

Xây dựng được phong trào đọc sách rộng rãi trong cộng đồng ( xã hội cộng đồng đọc bền vững)

Làm sao để thu hút mọi người đến với thư viện?

 Xây dựng được một mô hình thư viện hấp dẫn có các

tiêu chí cạnh tranh hấp dẫn hơn các hoạt động khác.

 Một vốn tài liệu và nguồn lực thông tin hấp dẫn người

ta tới thư viện vì tài liệu và thông tin. Nó đáp ứng được mọi yêu cầu của người đọc ( mới, hay, tiến bộ, hiếm, quý) .

 Cần có một môi trường hấp dẫn. Đó là tiện dụng phù

hợp với hoạt đọc sách thuận lợi cho người đọc. Tiện nghi làm cho người đọc thoải mái, khỏe khoắn, phải có một môi trường mỹ quan làm cho người đọc cảm thấy hưng phấn, lạc quan.

 Xây dựng được một dịch vụ hấp dẫn đó là sự tương tác

giữa thư viện và người sử dụng thư viện với tư cách thư viện là người phục vụ và người sử dụng là người

Trình bày: Ngô Nguyễn Cảnh

được phục vụ nó phải đòi hỏi sự chính xác, sự tối ưu, tính xác thực, tính hợp lý, thân thiện.

 Xây dựng được hoạt động đọc sách hấp dẫn đem lại lợi

ích thiết thực, niềm vui.

Một phần của tài liệu BỘ MÔN THƯ VIỆN HỌC - Chương I: Sách và nền văn minh nhân loại pps (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w