Từ nhu cầu sản xuất thực tế và những hạn chế của các đề tài nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy cần có nghiên cứu cụ thể về biện pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượng của khuôn ép viên gỗ của máy ép viên khuôn phẳng.
Xuất phát từ các yêu cầu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượng chế tạo bộ khuôn ép viên gỗ”.
Kết luận chương
Do những ưu điểm nổi trội như năng lượng sinh ra cao, lượng tro tàn nhỏ do độ ẩm thấp, giảm lượng khí thải độc hại, giảm hiệu ứng nhà kính, thân thiện với môi trường... mà ngày nay viên gỗ nén được sản xuất và sử dụng rất rộng rãi.
Chất lượng bề mặt khi gia công khuôn và tuổi bền của khuôn có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng viên nén. Vì vậy khuôn phải đảm bảo một số yêu cầu: hạn chế mài mòn và biến dạng khuôn, chịu được lực nén ép lớn để tránh nứt , vỡ khuôn, độ bóng bề mặt khuôn cao. Khi khuôn bị mài mòn nhanh khe hở giữa khuôn và con lăn tăng, giảm tỉ số nén làm giảm lực ép dẫn đến chất lượng viên ép giảm (không đảm bảo độ chặt của sản phẩm), năng suất giảm. Ngoài ra, nhám bề mặt, sai số hình dáng hình học của khuôn càng lớn, ma sát giữa nguyên liệu và lỗ khuôn tăng dẫn đến tăng nhiệt sinh ra trong quá trình ép, tăng lực ép; ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và cần máy có công suất lớn hơn.
Nghiên cứu các biện pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượng bề mặt và tuổi bền của khuôn khi gia công khuôn ép viên gỗ của máy ép viên khuôn phẳng là nhu cầu tất yếu.
Trong điều kiện sản xuất trong nước chủ yếu là sản xuất đơn chiếc; để đạt yêu cầu nhám bề mặt Ra ≤ 1.25 µm, bề mặt lỗ khuôn thường trải qua hai bước công nghệ là khoan và đánh bóng. Việc nâng cao độ chính xác gia công và nhám bề mặt
ở nguyên công khoan sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm thời gian ở nguyên công đánh bóng qua đó nâng cao năng suất gia công.
Qua việc nghiên cứu tổng quan, tác giả xác định mục đích nghiên cứu là xác định chế độ công nghệ hợp lý khi khoan hệ lỗ trụ trên khuôn phẳng ứng với điều kiện hiện có.
Chương 2