Thiết kế thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất các biện pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượng chế tạo bộ khuôn ép viên gỗ (Trang 43 - 44)

e. Nguyên tắc tối ưu của quy hoạch thực nghiệm

3.3. Thiết kế thí nghiệm

Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn thiết kế thí nghiệm theo phương pháp “hai nhân tố trực giao”. Phương pháp này cho phép nghiên cứu đồng thời hai nhân tố thí nghiệm và kiểm định tất cả các tổ hợp giữa các mức khác nhau của các yếu tố thí nghiệm. Ngoài ảnh hưởng của các yếu tố riêng biệt gọi là các yếu tố chính, còn có thể tìm thấy tác động cùng với nhau của hai yếu tố gọi là tương tác. Mô hình này

cũng được thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên vì vậy các đơn vị thí nghiệm được phân về với các tổ hợp của các yếu tố là hoàn toàn ngẫu nhiên. Giả sử nhân tố A có a mức, nhân tố B có b mức, lặp lại r lần, sẽ có tất cả (a x b x r) đơn vị thí nghiệm.

Thiết kế thí nghiệm kiểu “hai nhân tố trực giao” có ưu điểm là có thể nghiên cứu đồng thời ảnh hưởng của từng yếu tố độc lập và ảnh hưởng tương tác giữa các yếu tố. mô hình này thực sự cần thiết khi tồn tại sự tương tác giữa các mức yếu tố nhằm tránh những kết luận sai lệch [12].

Dựa vào các nghiên cứu trước đây và catalog hướng dẫn sử dụng mũi khoan, các chế độ công nghệ thí nghiệm như sau:

+ Vận tốc cắt: v = 10, 15 , 20 và 25 m/phút + Lượng chạy dao: S = 10; 15 và 20 mm/phút + Đường kính dao: D = 8 (mm)

+ Chế độ trơn nguội: Bôi trơn làm nguội theo phương pháp tưới tràn dùng dung dịch emuxil.

Thiết kế thí nghiệm trên Minitab, ma trận thí nghiệm đạt được như sau:

Bảng 3.1. Ma trận thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất các biện pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượng chế tạo bộ khuôn ép viên gỗ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)