nhanh và khốc liệt hơn dự tính. Báo cáo IPCC chỉ ra rằng, khu vực châu Mỹ La tinh và Caribe đã ấm hơn từ 0,7 độ C tới 1,0 độ so với những năm 1970. Tại các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất do hiện tượng thời tiết cực đoan như Honduras, Haiti, Dominica, Nicaragua, nền kinh tế đã thụt lùi vài thập kỷ.
Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho biết cam kết của các quốc gia về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính mới chỉ đạt 15% nỗ lực cần thiết để hạn chế nhiệt độ tăng ở mức 1,5 độ C. Trong khi đó, để hạn chế nhiệt
độ ở ngưỡng an toàn, lượng khí thải CO2 phải giảm 7,6% mỗi năm trong vòng một thập niên tới. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, mục tiêu này dường như không khả thi bởi trong thực tế mức khí thải CO2 mỗi năm lại tăng lên một mốc kỷ lục mới.
Hội nghị COP 25 kết thúc chưa đạt được kết quả như mong đợi. Trong tuyên bố đưa ra ngay sau khi hội nghị COP 25 kết thúc, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres nhấn mạnh: “Tôi rất thất vọng về kết quả của COP 25. Cộng đồng quốc tế
đã mất đi cơ hội quan trọng để thể hiện tham vọng lớn hơn về giảm nhẹ tác động, tăng cường thích nghi và tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”.
Hội nghị COP 25 đã kết thúc sau gần 2 tuần họp tại Madrid (kéo dài 2 ngày so với dự kiến) với một tuyên bố chung hết sức khiêm tốn, chỉ thừa nhận “nhu cầu cấp thiết” đối với các những kết cắt giảm khí carbon mới nhằm thu hẹp khoảng cách giữa khí thải hiện tại với các mục tiêu của Hiệp định Paris nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ của trái đất dưới 2 độ C.