Và biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu TRANG-DOI-NLS-SO-41-GUI-IN-20200304115023903 (Trang 26 - 27)

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, Hội nghị sẽ có 400 đại biểu trong nước và quốc tế (bao gồm các quốc gia ven biển, các quốc gia đang phát triển có biển và các quốc đảo nhỏ; các quốc gia ASEAN và các quốc gia phát triển); các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ; các chuyên

các sự kiện bên lề. Các chủ đề của Hội nghị có mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế biển xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể là (i) Đóng góp của một số ngành chính giúp duy trì tăng trưởng kinh tế biển xanh; (ii) Quản lý tổng hợp vùng ven biển, xây dựng đô thị biển và cơ sở hạ tầng có tính chống chịu; (iii) Bảo vệ đại dương và chống rác thải nhựa đại dương; (iv) An ninh khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của các cộng đồng dễ bị tổn thương; (v) Cơ chế tài chính khí hậu.

Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tạ Đình Thi cho biết, với vai trò và ảnh hưởng lớn của Hội nghị, đại diện Bộ Ngoại giao và Văn phòng UNDP tại Việt Nam cũng đã đề xuất mời thêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của 7 quốc gia đảo nhỏ là Kiribati, Quần đảo Mác- san, Nauru, Tuvalu, Quần đảo Xô-lô-môn, Pa- pu-a Niu Ghi-nê, Đông Ti-mo. Đây là Hội nghị quốc tế quan trọng và có quy mô lớn trong lĩnh vực phát triển bền vững kinh tế đại dương và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc tổ chức Hội nghị sẽ góp phần thể hiện vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Tại cuộc họp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ

Tài nguyên và Môi trường báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh, đây là Hội nghị quốc tế quan trọng và có quy mô lớn. Việc tổ chức Hội nghị sẽ góp phần thể hiện vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Biểu dương và đánh giá cao sự phối hợp của các thành viên Ban chỉ đạo và các Tiểu ban, Thứ trưởng yêu cầu các Tiểu ban khẩn trương hoàn thiện các nội dung, kịch bản chi tiết của hội nghị; danh sách các diễn giả; phối hợp với UNDP và Đại sứ quán Na Uy xây dựng phương án và nội dung tuyên truyền chủ động và kịp thời trước, trong và sau Hội nghị.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch virus Corona trên toàn thế giới nên Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban chuẩn bị Hội nghị đều phải bám sát diễn biến dịch để có phương án ứng phó kịp thời, đảm bảo Hội nghị diễn ra đúng kế hoạch và thành công tốt đẹp.

gia, nhà khoa học, các học giả nổi tiếng thế giới. Về phía Việt Nam có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan; các tỉnh, thành phố ven biển; các chuyên gia, nhà khoa học; các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước.

Nội dung Hội nghị dự kiến sẽ bao gồm 04 Phiên toàn thể; 01 Phiên toạ đàm; 05 Phiên chuyên đề; 01 chuyến thăm thực tế; và chuỗi

VIETNAM CLEAN ENERGY ASSOCIATION

SỐ THÁNG02/2020 VIETNAM CLEAN ENERGY ASSOCIATION

Một phần của tài liệu TRANG-DOI-NLS-SO-41-GUI-IN-20200304115023903 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)